Nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của hiện tƣợng khống chế sinh học:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi sinh học 9 cả năm thầy nguyễn duy khánh (Trang 30 - 34)

- Bƣớc 3: Thụ phấn

b)nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của hiện tƣợng khống chế sinh học:

- Ý nghĩa sinh học:

+ Phản ánh mối quan hệ đối địch trong quần xã.

+ Làm cho số lượng các thể của mỗi quần thể dao động trong thế cân bằng, từ đó tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Là cơ sở khoa học cho các biện pháp đấu tranh sinh học nhằm chủ động kiểm soát số lượng cá thể của mỗi loài theo hướng có lợi cho con người.

Câu 124: Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học.

- Cân bằng sinh học là số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

- Ví dụ: Gặp khí hậu thuận lợi (ấm áp, độ ẩm cao,…), cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm.

Câu 125: Thế nào là một hệ sinh thái? Nêu các thành phần chính của hệ sinh thái.

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ: Rừng mưa nhiệt đới.

- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: + Thành phần vô sinh như đất, đá, nước, thảm mục,… + Thành phần hữu sinh:

● Sinh vật sản xuất là thực vật.

● Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. ● Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm,…

Câu 126: Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó. - Ví dụ: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái.

- Thành phần chính trong hệ sinh thái:

+ Thành phần vô sinh: Đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ,… + Thành phần sống:

● Sinh vật sản xuất: Cây gỗ, cây cỏ,…

● Sinh vật tiêu thụ cấp 1: Sâu ăn lá cây, chuột, hươu,… ● Sinh vật tiêu thụ cấp 2: Bọ ngựa, cầy,…

● Sinh vật tiêu thụ cấp 3: Rắn, đại bàng, hổ,…

● Sinh vật phân giải: Vi sinh vật, nấm, địa y, giun đất,…

Câu 127: Thế nào là một chuỗi thức ăn? Cho ví dụ.

- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ.

- Ví dụ: Cây cỏ  Chuột  Rắn.

Câu 128: Thế nào là một lưới thức ăn? Nêu thành phần chủ yếu của lưới thức ăn hoàn chỉnh. - Lưới thức ăn bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

- Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm ba thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Chuỗi thức ăn Lƣới thức ăn

- Là một dãy nhiều loài sinh vật, mỗi loài là một mắt xích thức ăn. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

- Mỗi loài trong quần xã thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn trong quần xã hợp thành lưới thức ăn.

- Là thành phần nhỏ trong lưới thức ăn, có một số mắt xích chung với các chuỗi thức ăn khác trong hệ lưới.

- Là cấu trúc lớn, chứa các chuỗi thức ăn.

- Phạm vi loài trong chuỗi thức ăn ít hơn trong lưới thức ăn.

- Phạm vi loài trong lưới thức ăn nhiều hơn chuỗi thức ăn.

- Điều kiện sinh thái trong chuỗi thức ăn ít phức tạp hơn trong lưới thức ăn.

- Điều kiện sinh thái trong lưới thức ăn phức tạp hơn trong chuỗi thức ăn.

- Các chuỗi thức ăn đều là tạm thời, không bền vững do chế độ ăn của các loài động vật thường thay đổi theo mùa, theo tuổi và trạng thái sinh lí của con vật.

- Trong lưới thức ăn nếu càng có nhiều chuỗi thức ăn thì càng có nhiều dạng ăn rộng nên tính ổn định của quần xã càng được tăng cường.

Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƢỜNG

Câu 130: Tác động của con người tới môi trường như thế nào qua các thời kì phát triển của xã hội?

-Thời kì nguyên thủy: Đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ  giảm diện tích rừng. - Xã hội nông nghiệp:

+ Trồng trọt, chăn nuôi.

+ Phá rừng làm khu dân cư, khu sản xuất.

Thay đổi đất và tầng nước mặt.

- Xã hội công nghiệp: Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều khu công nghiệp  đất càng thu hẹp, lượng rác thải rất lớn.

Câu 131: Những hoạt động nào của con người phá hủy môi trường tự nhiên, hậu quả từ những hoạt động đó là gì?

- Nhiều hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, đô thị hóa,… gây hậu quả xấu, làm mất các loài sinh vật, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, gây mất cân bằng sinh thái. - Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu như xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét…

Câu 132: Đứng trước những hậu quả nghiêm trọng của sự suy thoái môi trường con người đã và đang làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?

- Con người đã và đang nổ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên: + Hạn chế sự gia tăng dân số.

+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. + Bảo vệ các loài sinh vật.

+ Phục hồi và trồng rừng mới. + Xử lí chất thải gây ô nhiễm.

+ Lai tạo giống có năng xuất và phẩm chất tốt

- Mọi người đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình.

Bài 54 – 55: Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG Câu 133: Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm.

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

- Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường :

+ Các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. + Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.

+ Các chất phóng xạ. + Các chất thải rắn. + Vi sinh vật gây bệnh.

Câu 134: Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?

- Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như: Ô nhiễm do thải các khí độc vào bầu khí quyển, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc, ô nhiễm do các chất phóng xạ, ô nhiễm do các chất thải lỏng và rắn, ô nhiễm do các tác nhân sinh học…

- Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra như việc đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, khí đốt…), trong công nghiệp giao thông vận tải và đun nấu… và do một số hoạt động của tự nhiên như núi lửa, lũ lụt…

- Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm… dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. - Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển.

Câu 1335: Hãy nêu nguyên nhân ô nhiễm do chất phóng xạ. Tác hại của chúng thế nào đến con người?

- Nguyên nhân ô nhiễm do chất phóng xạ: Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử, những vụ thử vũ khí hạt nhân.

- Tác hại: gây đột biến, các bệnh ung thư và các bênh di truyền ở người.

Câu 136: Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải làm gì?

- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:

+ Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. + Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm.

+ Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời...

+ Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu + Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.

+ Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải hành động để chống ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau.

- Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải hành động để chống ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau.

Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Câu 137: Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu.

- Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa,…) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt như than đá, dầu lửa, khoáng sản…

- Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước,…)

- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, song, thủy triều…) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng ngày một cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.

Câu 138: Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?

Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng như cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tài, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.

Câu 139: Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch?

Năng lượng sạch là nguồn năng lượng không gây ô nhiễm môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều và năng lượng nhiệt từ lòng đất,...

Bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƢỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ Câu 140: Nêu ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã.

- Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Đó là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên. Thiên nhiên hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm họa như: lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, ô nhiễm môi trường...

- Hiện nay môi trường ở nhiều vùng trên Trái Đất đang bị suy thoái gây tác hại đáng kể đến cuộc sống của con người và sinh vật . Vì vậy , mỗi quốc gia cần có biện pháp khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên để phát triển bền vững .

Câu 141: Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã. - Bảo vệ tài nguyên sinh vật:

+ Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn...

+ Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

+ Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã. + Không săn bắt động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. + Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

- Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa:

+ Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất.

+ Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí. + Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.

+ Thay đổi các loại cây trồng hợp lí.

+ Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.

Câu 142: Mỗi học sinh chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên? - Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.

- Không săn bắt các động vật hoang dã. - Tuyên truyền cho mọi người đều hiểu biết. - Cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

Bài 60: BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI Câu 143: Hãy nêu các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất, lấy ví dụ.

- Có ba hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất:

+ Hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái thảo nguyên, hệ sinh thái hoang mạc,…

+ Hệ sinh thái nước mặn: Hệ sinh thái vùng biển khơi, hệ sinh thái rừng ngập mặn,… + Hệ sinh thái nước ngọt: Hệ sinh thái sông, suối, hệ sinh thái hồ, ao,…

Câu 144: Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu biện pháp bảo vệ.

- Cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng vì rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật và bảo vệ rừng góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.

- Có nhiều biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng: + Xây dựng kế hoạch khai thác ở mức độ hợp lí.

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. + Phòng chống cháy rừng.

+ Trồng rừng.

+ Tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ rừng…

Câu 145: Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ.

- Cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển vì các loài động vật trong hệ sinh thái biển rất phong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con người. Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận. Hiện nay, do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt.

- Có nhiều biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển: Trước hết cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển…

Câu 146: Hãy chứng minh rằng nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú. Cần làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó.

- Nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú: Nhờ hệ sinh thái này cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp, đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế cũng như môi trường.

- Biện pháp bảo vệ sự phong phú của hệ sinh thái đó là duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu, đồng thời phải cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.

Câu 147: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng của các hệ sinh thái?

- Có nhiều biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng, ví dụ: Xây dựng kế hoạch khai thác ở mức độ hợp lí; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; phòng chống cháy rừng; vận động đồng bào dân tộc định canh, định cư; trồng rừng; tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ rừng…

- Bảo vệ hệ sinh thái biển trước hết cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi sinh học 9 cả năm thầy nguyễn duy khánh (Trang 30 - 34)