PHẦN TRẮC NGHỆM KHÁCH QUAN

Một phần của tài liệu LUYỆN đề TỔNG hợp 5 bộ (Trang 25 - 28)

Chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Cho các nhận định sau:

1. Tất cả các tế bào trong cơ thể người đều có khả năng phân chia.

2. Cơ quan thụ cảm: là đầu mút của sợi trục (cucxinap) phân nhánh tới các cơ quan có khả năng tiếp nhận kích thích.

3. Mô liên kết gồm các tế bào xếp sít nhau có vai trò bảo vệ.

4. Cấu tạo của noron gồm thân, sợi nhánh và sợi trúc thực hiện chức năng cảm ứng và dẫn truyền. 5. Mô biểu bì gồm các tế bào nằm rải rác trong chất nền.

Nhận định sai là:

A. (1),(2),(3) B. (2),(3),(4) C. (1),(3),(5) D. (2),(4)

Câu 2. Cho các nhận định sau;

1. Cấu tạo của xương dài gồm: đầu xương, thân xương và sụn tăng trưởng. 2. Công co cơ của ngón tay khi kéo vật nặng 500g lên độ cao 7cm là 0,55J.

3. "Chuột rút" là hiện tượng bắp cơ bị co cứng ko hoạt động được do tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ.

4. Người già khi bị gẫy xương thì chậm phục hồi vì tỉ lệ chất hữu cơ ít, quá trình phân hủy nhanh hơn quá trình tạo thành.

5. Thành phần hóa học của xương gồm chất vô cơ và chất hữu cơ. Thành phần này không thay đổi ở các lứa tuổi khác nhau.

Số nhận định đúng là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 3. Huyết thanh là huyết tương đã mất:

A. Các Na+ và Ca++. B. Prôtêin gây đông máu.

C. Các glôbulin. D. Các anbumin.

Câu 4. Cho các nhận định sau:

1. Tế bào không nhân, hình đĩa lõm hai mặt. 2. Tế bào không có hình dạng nhất định, có nhân.

3. Không có cấu tạo tế bào điển hình, chỉ là một mảnh tế bào được vỡ ra từ tế bào nhân khổng lồ, không nhân.

4. Có vai trò chủ yếu trong quá trình đông máu, chống mất máu. Nhận định của tiểu cầu là:

A. (1),(2). B. (2),(3). C. (3),(4). D. (1),(4)

Câu 5. Cho các nhận định sau về hệ tuần hoàn:

1. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch.(đ)

2. Trong hệ mạch, vận tốc máu lớn nhất ở tĩnh mạch chủ, thấp nhất ở mao mạch sau đó tăng dần từ động mạch nhỏ đến động mạch chủ. (s)

3. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần từ các tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch chủ. (đ) 4. Trong hệ mạch, tổng tiết diện mạch ở mao mạch nhỏ hơn tổng tiết diện mạch ở động mạch. (s) 5. Vận tốc máu tỉ lệ thuận với chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch  tiết diện nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại máu sẽ chảy chậm. (đ)

Nhận định đúng là:

A. (1),(3),(5) B. (2),(3),(4) C. (1),(4),(5) D. (2),(3)(5)

Câu 6. Bạch huyết lưu thông được trong hệ mạch là nhờ:

A. Sự co bóp cơ trơn trên thành mạch bạch huyết.

C. Áp suất âm lồng ngực tạo điều kiện để các tĩnh mạch bạch huyết lớn trong lồng ngực dãn hút bạch huyết từ các tĩnh mạch nhỏ.

D. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch.

Câu 7. Các yếu tố quan trọng của máu tham gia vào quá trình đông máu là:

A. Fibrinogen, enzim thrômbin, tiểu cầu, Ca++, VTM K. B. Tiểu cầu, Fe++, nước mô.

C. Huyết tương, tế bào máu và kháng thể. D. Mước mô, tế bào và kháng thể.

Câu 8. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch là do:

A. Ma sát của máu với thành mạch. B. Ma sát của các phần tử máu với thành tim. C. Ma sát giữa các phần tử máu với nhau. D. Tiết diện của mạch.

Câu 9. Nếu không khí có nhiều CO mà lại không được thông thoáng (Ví dụ do ủ bếp than trong nhà

đóng kín cửa) sẽ dẫn đến ngạt thở, thậm chí gây tử vong. Đó là vì:

A. CO kết hợp với Hb thành hợp chất bền vững nên Hb không thể kết hợp được với O2. B. CO kết hợp với O2 làm giảm lượng O2 của không khí nên không đủ cung cấp cho người. C. CO kết hợp với Hb thành hợp chất kém bền, đến các tế bào CO được giải phóng, gây độc. D. CO kết hợp với O2 của không khí tạo thành CO2 là chất làm cho người ngạt thở.

Câu 10. Cho các thuật ngữ:

a. Thể tích khí lưu thông. b. Thể tích khí cặn.

c. Thể tích khí dự trữ thở ra. d. Dung tích sống.

e. Thể tích khí bổ sung. Và các khái niệm:

1. Thể tích khí thở ra tối đa sau khi hít vào gắng sức.

2. Thể tích khí của một lần hít vào và hoặc thở ra bình thường. 3. Thể tích khí còn lại trong phổi sau khi đã thở ra tối đa. 4. Thể tích khí thở ra tối đa sau khi đã thở ra bình thường.

5. Thể tích khí hít vào thêm tối đa sau khi đã hít vào bình thường. Các thuật ngữ tương ứng lần lượt với các khái niệm là:

A. 1a, 2b, 3c, 4d, 5e. B. 1d, 2a, 3b, 4c, 5e. C. 1b, 2e, 3d, 4a, 5c. D. 1e, 2d, 3a, 4e, 5b.

Câu 11. Ở người bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong trao đổi khí là:

A. Khoang mũi. B. Phế quản.

C. Phế nang. D. Thanh quản.

Câu 12. Cho các nhận định sau:

1. Khi hít vào gắng sức có sự tham gia của các cơ: cơ hoành, cơ liên sườn ngoài, cơ đòn trũm, cơ ngực, cơ chéo.

2. Khi thở ra gắng sức có sự tham gia của các cơ: cơ hoành, cơ liên sườn ngoài, cơ thành bụng. 3. Khi hít vào có sự tham gia của cơ hoành, cơ liên sườn ngoài, cơ liên sườn trong.

4. Khi thở ra có sự tham gia cơ hoành, cơ liên sườn trong. Các nhận định đúng là:

A. (1),(2). B. (2),(3) C. (3),(4). D. (1),(4)

Câu 13. Trong ống tiêu hóa, nước được hấp thụ chủ yếu ở:

A. Khoang miệng. B. Dạ dày. C. Ruột non. D. Ruột già.

Câu 14. Các mao mạch máu trong các lông ruột có vai trò hấp thụ và vận chuyển:

A. Glucôzơ. B. Muối khoáng. C. VTM tan trong dầu D. a.a

Câu 15. Hoạt động sau đây là kết quả của trao đổi chất ở cấp độ tế bào:

A. Tế bào nhận từ máu khí O2 và chất dinh dưỡng. B. Tế bào nhận từ máu chất bã.

C. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng. D. Tế bào nhận từ máu các chất thải.

Câu 16. Máu đi đến thận để lọc là:

A. Máu động mạch. B. Máu tĩnh mạch.

C. Máu đỏ thẫm trong động mạch thận. D. Máu đỏ thẫm trong tĩnh mạch thận.

Câu 17. Quá trình tạo thành nước tiểu diễn ra:

1. Ở cầu thận, tạo nước tiều đầu trong nang cầu thận.

2. Ở cầu thận, tạo thành nước tiểu duy trì tính ổn định nồng độ các chất trong máu. 3. Ở ống thận diễn ra quá trình hấp thu lại các chất cần thiết cho cơ thể.

4. Bài tiết tiếp các chất độc hại và dư thừa không cần thiết tạo thành nước tiểu chính thức. Các nhận định đúng:

A. (1),(2),(3). B. (1),(2),(4). C. (1),(3),(4). D. (2),(3),(4).

Câu 18. Tập hợp của thân các nơron nằm ngoài hệ thần kinh trung ương tạo thành:

A. Dây thần kinh. B. Đường thần kinh. C. Hạch thần kinh. D. Trung khu thần kinh.

Câu 19. Thân của nơron trưởng thành thiếu:

A. Nhân. B. Màng lưới nội chất C. Trung thể. D. Ti thể. E. Ribôxôm.

Câu 20. Hoocmôn có tác dụng kích thích hoạt động của tuyến giáp là:

A. TSH. B. ACTH. C. KSH. D. ADH

Một phần của tài liệu LUYỆN đề TỔNG hợp 5 bộ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w