PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 (3 điểm).

Một phần của tài liệu LUYỆN đề TỔNG hợp 5 bộ (Trang 28 - 32)

Câu 1 (3 điểm).

a - Nêu sự khác biệt về cấu tạo giữa các loại mạch máu ở người? Giải thích?

b - Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/ phút thấp hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? Có thể giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim/ phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo?

Câu 2 (3 điểm).

a - Khả năng nhịn thở nào sẽ lâu hơn trong 2 trường hợp: nhịn thở ngay tức thì và nhịn thở sau khi hít thở sâu khoảng 5 - 10 lần? Giải thích tại sao?

b - So sánh các thành phần trong máu đi vào quản cầu thận với các thành phần trong dịch lọc ở nang cầu thận và nước tiểu trong bể thận?

Câu 3 (2 điểm)

a - Trình bày những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?

b - Vì sao tai người có thể nhận biết và phân biệt được âm thanh?

Câu 4 (2 điểm)

a - Trao đổi chất là gì? Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào ? Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?

b - Cho các chất hữu cơ sau: glucagôn, amilaza, insulin, pepsin, tiroxin, tripsin, ađrênalin, cooctizon, nucleaza, norađrênalin, canxitônin.

Dựa vào chức năng hãy sắp xếp các chất trên thành 2 nhóm và cho biết cơ quan nào trong cơ thể sản xuất ra các chất đó?

Câu 5 (2 điểm)

a - Mô là gì? Phân biệt mô biểu bì và mô liên kết?

b - Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.

ĐÁP ÁN1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C C B C A A,B,C A A,C A B 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C A D A,B,D A A C C C A Câu 1 (3 điểm)

a - Sự khác biệt về cấu tạo giữa các loại mạch máu ở người? Giải thích?

* Giống: + Đều thực hiện chức năng dẫn máu + Cấu tạo đều có 1 lớp tế bào biểu bì * Khác:

Các loại mạch Sự khác biệt về cấu tạo Giải thích

Động mạch - Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn thành tĩnh mạch. - Lòng mạch hẹp hơn của tĩnh mạch.

- Phù hợp với chức năng vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn.

Tĩnh mạch - Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn thành động mạch. - Lòng mạch rộng hơn của động mạch. - Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực.

- Phù hợp với chức năng vận chuyển máu từ các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ. Mao mạch - Thành mỏng, chỉ gồm một lớp tế bào biểu bì. - Mạch nhỏ và phân nhánh nhiều. - Lòng mạch hẹp.

- Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, cơ quan tạo điều kiện cho sự TĐC với các tế bào.

b -

Trạng thái Nhịp tim (số lần/phút) Ý nghĩa

Lúc nghỉ ngơi 40  60 - Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn

- Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn Lúc hoạt động gắng sức 180  240 - Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên.

* Giải thích: Ở các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/ nhỏ hơn người bình

thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ôxi cho cơ thể là vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.

Câu 2 (3 điểm).

a - Khả năng nhịn thở nào sẽ lâu hơn trong 2 trường hợp: nhịn thở ngay tức thì và nhịn thở sau khi hít thở sâu khoảng 5 - 10 lần? Giải thích tại sao?

- Khả năng nhịn thở sau khi hít thở sâu nhiều lần sẽ lâu hơn.

- Sau khi hít thở sâu nhiều lần sẽ làm nồng độ CO2 trong máu giảm thấp hơn nhiều so với hít thở bình thường  thời gian để lượng CO2 tích lũy trong máu đủ đạt tới ngưỡng kích thích trung khu hô hấp, gây hít vào sẽ lâu hơn so với trường hợp nhịn thở ngay tức thì  khả năng nhịn thở sau khi hít thở sâu nhiều lần sẽ lâu hơn so với nhịn thở tức thì.

b - So sánh các thành phần trong máu đi vào quản cầu thận với các thành phần trong dịch lọc ở nang cầu thận và nước tiểu trong bể thận:

Không có các chất cặn bã và

các chất độc hại Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc Chứa nhiều các chất cặn bã vàcác chất độc hại hơn Chứa nhiều các chất d.dưỡng

và có các tế bào máu và Pr

Còn chứa nhiều các chất d.dưỡng và không có các tế bào máu và Pr

Gần như không còn các chất dinh dưỡng.

Câu 3 (2 điểm)

a - Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? - Lớp niêm mạc của ruột non nhăn nheo, gấp nếp đã làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ của nó lên vài lần.

- Trên bề mặt của lớp niêm mạc có các nếp gấp với vô số các lông ruột (cao 0,5 – 1mm, mật độ tới 40 chiếc /1mm2) làm tăng bề mặt hấp thụ của nó lên vài chục lần.

- Trên bề mặt lông ruột lại mang vô số các lông ruột cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ của ruột non đạt 400 - 500 m2 (tăng gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài)

- Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa. - Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột.

Với những đặc điểm cấu tạo trên của ruột non đã giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng.

b - Tai người có thể nhận biết và phân biệt được âm thanh:

- Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai  làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai  làm rung màng cửa bầu  làm chuyển động ngoại dịch rồi đến nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng cửa tròn (ở gần cửa bầu, thông qua khoang tai giữa).

- Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích thính giác tương ứng ở trung ương (ở thùy thái dương) cho ta nhận biết về các âm thanh đó.

Câu 4 (2 điểm)

a - Khái niệm trao đổi chất :TĐC là sự trao đổi vật chất giữa 2 thực thể, diễn ra ở 2 cấp độ. + Ở cấp độ cơ thể: là TĐC giữa cơ thể với môi trường ngoài.

+ Ở cấp độ tế bào: là TĐC giữa tế bào với môi trường trong (máu, nước mô, bạch huyết)

* Phân biệt TĐC ở cấp độ cơ thể và TĐC ở cấp độ tế bào:

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể Trao đổi chất ở cấp độ tế bào

- Là sự TĐC giữa cơ thể với môi trường ngoài. - Là sự TĐC giữa tế bào với môi trường trong.

- Các cơ quan, hệ cơ quan tham gia: hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết.

- Các cơ quan tham gia: tế bào, máu, nước mô.

- Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, O2 từ môi trường ngoài và thải CO2, mồ hôi, nước tiểu, phân ra môi trường ngoài.

- Tế bào nhận từ môi trường trong các chất dinh dưỡng, O2 đồng thời thải CO2, các sản phẩm bài tiết cùng các sản phẩm tổng hợp trong chuyển hóa (hoocmôn, kháng thể ...) vào môi trường trong rồi tới cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.

* Mối quan hệ về sự TĐC ở hai cấp độ :

- TĐC ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường.

- TĐC ở tế bào, giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động sống, trong đó có TĐC ... Như vậy, hoạt động TĐC ở 2 cấp độ cơ thể và tế bào gắn bó mật độ mật thiết với nhau không thể tách rời nhau.

b - Sắp xếp các chất trên thành 2 nhóm: - Hooc môn:

+ Glucagôn: tế bào α của đảo tụy tiết ra. + Insulin: tế bào β của đảo tụy tiết ra. + Tiroxin: tuyến giáp tiết ra.

+ Ađrênalin và norađrênalin: phần tủy của tuyến trên thận. + Cooctizon: vỏ tuyến trên thận.

+ Canxitônin: Tuyến giáp. - Enzim tiêu hóa:

+ Amilaza: tuyến nước bọt. + Pepsin: tuyến vị.

+ Tripsin tuyến tụy. + Nucleaza: tuyến ruột.

Câu 5

a - * Khái niệm mô: Mô là tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định.

* Phân biệt mô biểu bì và mô liên kết:

Mô biểu bì Mô liên kết

Vị trí - Phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng: ống tiêu hoá, bóng đái…

- Liên kết các cơ quan trong cơ thể. Đặc điểm cấu tạo - Các tế bào xếp sát nhau. - Các tế bào nằm rải rác trong chất nền. Chức năng - Bảo vệ (da).

- Hấp thụ (niêm mạc ruột). - Tiết (ống dẫn chất tiết). - Sinh sản (mô sinh sản).

- Nâng đỡ cơ thể. (mô sụn, mô xương) - Neo giữ các cơ quan (mô sợi)

- Dinh dưỡng (mô máu)

b - Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.

Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân được thể hiện ở đặc điểm cấu tạo của xương đầu, xương cột sống, lồng ngực, sự phân hóa xương tay và chân, đặc điểm về khớp ở tay và chân.

- Xương đầu:

+ Xương sọ: hộp sọ phát triển bao chùm lên phần sọ mặt, số lượng xương ít liên kết với nhau rất chặt chẽ  bảo vệ bộ não.

+ Xương mặt không phát triển như ở động vật, cấu trúc này giúp ta khi đi, đầu ngẩng lên dễ dàng. - Cột sống: cong ở 4 chỗ tạo thành 2 chữ S nối tiếp nhau  trọng tâm của người hướng về phía sau ngang với 2 gót chân giúp người đứng thẳng và đi lại dễ dàng.

- Lồng ngực: dẹp theo hướng trước - sau và phát triển rộng sang 2 bên  trọng tâm lùi về phía sau giúp đứng thẳng.

- Xương tay và chân có sự phân hóa cao về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng:

+ Xương tay nhỏ, ngắn các khớp linh hoạt hơn xương chân  giúp cơ thể cân bằng trong tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân, đặc biệt ngón cái đối diện với các ngón còn lại  thuận lợi cho việc cầm nắm các dụng cụ lao động và thực hiện các động tác lao động.

+ Xương chân: xương chậu nở rộng, xương đùi to, khỏe  chống đỡ và di chuyển. Xương đùi và xương chày khớp với nhau ở đầu gối có xương bánh chè cản không cho xương đùi gập về phía trước. Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển ra sau  chống đỡ tốt, di chuyển dễ dàng.

Câu 11. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng:

1. Hô hấp cung cấp CO2 cho tế bào và loại O2 ra khỏi cơ thể.

2. Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào. 3. Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục.

4. Thực chất của quá trình trao đổi khí diễn ra ở phổi và tế bào.

A. (2), (3), (4). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (1), (2)

Câu 3. Môi trường trong cơ thể có vai trò:

A. Là môi trường sống của tế bào.

B. Cung cấp chất dinh dưỡng, O2 cho mô và tế bào đồng thời thải ra ngoài khí CO2, chất độc, chất tiết do hoạt động TB sinh ra.

C. Giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất. D. Hấp thụ các chất dinh dưỡng cung cấp cho tế bào của cơ thể.

Một phần của tài liệu LUYỆN đề TỔNG hợp 5 bộ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w