Thích ứng với ngập lụt trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNGKinh nghiệm từ các dự án nhỏ (Trang 26 - 27)

II. Những đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả dự án

Thích ứng với ngập lụt trong sản xuất nông nghiệp

NÔNG NGHIỆP Ở VÙNG VEN SÔNG KỲ LỘ THUỘC XÃ XUÂN QUANG 2,

HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN

Thích ứng với ngập lụt trong sản xuất nông nghiệp

• Năm thực hiện dự án: 9/2010 – 3/2013 • Mã số dự án: VN/MAP-CBA/2010/04

• Địa điểm: Xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên • Tổ chức thực hiện: Hội Nông dân huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

• Đối tượng hưởng lợi: Các hộ dân 2 thôn Triêm Đức và Phú Sơn, xã Xuân Quang 2, huyện

Các giải pháp và sáng kiến chính:

Chọn lựa cây trồng trong hệ thống luân canh, xen canh phù hợp với điều kiện đất đai, có nhu cầu nước thấp, với tổng thời gian sinh trưởng trong một năm < 10 tháng nhằm tránh lũ cuối năm (từ tháng 9 – 11 hàng năm), như hệ thống luân canh: Lạc ĐX – Ngô vụ Hè – Ngô trồng dày vụ Thu đông; mô hình xen canh: Lạc xen sắn và phải mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn lúa và cây ngô (trong hệ thống Ngô vụ ĐX – Ngô vụ Hè). Sử dụng giống mới đã thích nghi cho năng suất cao, chất lượng tốt, như giống lạc LDH.01, L23 thay cho giống lạc sẽ địa phương; giống ngô lai G49, VN61, SSC586 thay cho giống ngô tẻ địa phương. Những giống cây trồng này giúp điều chỉnh thời lịch canh tác linh hoạt theo hướng thích ứng hơn với BĐKH.

Kết hợp hài hòa giữa ứng dụng khoa học kỹ thuật với tri thức bản địa của nông dân, giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

1

2

3

• Tăng cường hiểu biết và nhận thức về tầm quan trọng cũng như năng lực thích ứng với BĐKH của cộng đồng.

• Thử nghiệm và trình diễn diễn mô hình canh tác trên cơ sở kết hợp tiến bộ KHKT và kinh nghiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước nằm giảm thiểu tác động bất lợi của bão lũ và hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân.

• Ngô trồng dày vụ thu đông để lấy thân lá chăn nuôi bò và kết hợp thu ngô ăn tươi, ngô gieo vào đầu tháng 8 và tỉa bớt cây dần sau trồng 1 tháng cho đến khi có nước lũ. (Bò là vật nuôi truyền thống của vùng, nuôi bò thịt và bò sức kéo, bò sẽ cho phân chuồng: 1-2 tấn/ con/ năm để bón lại cho ruộng nhằm cải tạo và nâng cao độ phì đất và canh tác bền vững hơn).

• Mô hình gieo lúa xen ngô thu đông trồng dày vừa thu quả ngô tươi, thân lá làm thức ăn gia súc và còn thu thêm lúa nên đảm bảo lương thực trong thời gian giáp hạt của vụ đông xuân. Đây là mô hình hiệu quả và bền vững trên vùng đất thường ngập lụt ven sông.

Một phần của tài liệu THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNGKinh nghiệm từ các dự án nhỏ (Trang 26 - 27)