CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ SÁNG KIẾN CHÍNHBỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

Một phần của tài liệu THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNGKinh nghiệm từ các dự án nhỏ (Trang 27 - 32)

II. Những đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả dự án

CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ SÁNG KIẾN CHÍNHBỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

BỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

Xã Xuân Quang 2 ở phía tây bắc của tỉnh Phú Yên với tổng diện tích đất tự nhiên là 5.083ha, trong đó đất nông nghiệp là 4548 ha. Xã có 4 thôn gồm Triêm Đức, Phú Sơn, Phước Huệ, Kỳ Đu. Toàn xã có 1163 hộ và 4 225 nhân khẩu. Xuân Quang 2 là một trong những xã miền núi nghèo, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là chính. Do hạn chế về đầu tư, trình độ kỹ thuật thâm canh thấp và bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực của bão lũ, hạn hán tới sản xuất nên sinh kế của người dân địa phương thường xuyên không ổn định.

Trong những năm gần đây, đặc biệt ở vùng trũng thấp ven sông Kỳ Lộ như thôn Triêm Đức, địa phương bị thiệt hại nghiêm trọng về người và của do cơn bão kèm theo mưa lớn và lũ quét vào cuối năm 2009. Vấn đề đặt ra là cần có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng có khả năng chịu hạn, chu kỳ canh tác và thời gian sinh trưởng phù hợp để tránh né bão lũ với cơ cấu luân canh, xen canh và biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững. Dự án đã thử nghiệm các mô hình canh tác phù hợp với vùng đất ven sông ở thôn Triêm Đức với cơ cấu luân canh cây trồng cạn Lạc (ĐX) – Ngô lai (Hè) – Ngô (Trồng ngô vụ thu đông với kỹ thuật gieo dày để lấy thân lá phục vụ chăn nuôi đại gia súc) và mô hình canh tác phù hợp với vùng đất ven sông ở thôn Phú Sơn và Triêm Đức với công thức lạc xen sắn.

Về môi trường

Tóm tắt kết quả đạt được của dự án:

• Xây dựng mô hình trên diện tích 32 ha đạt với 102 hộ, gồm: (i) Mô hình Lạc (ĐX) – Ngô lai (Hè) – Ngô: diện tích 19 ha có 21 hộ tham gia (111 lượt hộ), (ii) Mô hình đậu xanh xen sắn: 4,64 ha có 13 hộ (26 lượt hộ), (iii) Mô hình Lạc xen sắn: 8,5 ha; 68 hộ. Tổng số 510 khẩu được hưởng thụ kết quả của dự án.

• Dự án đã tổ chức 9 lớp tập huấn, 8 hội nghị đầu bờ, đợt tham quan cho 765 lượt người tham gia (cộng đồng, ban ngành của xã, huyện,…), trong đó nữ chiếm 39 %. Có 22 hộ được tiếp thu khoa học kỹ thuật trong mô hình hướng dẫn nông dân khác làm theo.

• Cơ chế cho vay của Quỹ hỗ trợ thiên tai được địa phương và cộng đồng đồng thuận. • Phổ biến kịp thời tiến bộ kỹ thuật mới như sử dụng giống mới, kỹ thuật bón lân, bón vôi cho lạc, tăng cường bón kali cho sắn, trồng sắn hom đôi, gieo lạc 2 hạt/ hốc, trồng xen 4 - 5 hàng lạc giữa 2 hàng sắn có khoảng cách 1,0 - 1,2 m; nên nhiều hộ đã áp dụng và đã cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn trước đây, những tiến bộ kỹ thuật này đang được áp dụng vào sản xuất.

• Nhờ bón vôi, phân hữu cơ, phân vô cơ hợp lý và đầy đủ nên đã tăng hàm lượng mùn, tăng pH và cải thiện kết cấu đất. Mô hình luân canh Lạc đông xuân – Ngô lai vụ hè – Ngô trồng dày vụ thu đông tăng độ che phủ cho đất 80-90% trong 10-10,5 tháng. Mô hình lạc xen sắn đã góp phần tăng độ che phủ đất 50 - 80% trong thời gian 3 - 3,5 tháng. Do áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp, bón phân hợp lý nên hạn chế rửa trôi dinh dưỡng, tăng lượng mùn và hiệu quả sử dụng phân.

• Mô hình lạc xen sắn kết hợp với chăm sóc hợp lý nên hạn chế sâu bệnh hại, qua đó giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật so với canh tác đang sản xuất ngoài mô hình. Đồng thời, do mô hình sử dụng phân hữu cơ nên rất thân thiện với môi trường.

• Tiết kiệm được tưới nước vì thời vụ gieo trồng vụ đông xuân sớm, trong khi đó, nếu trồng một số loại cây khác thì sử dụng nước tưới cho cây trồng rất nhiều. • Về xã hội

• Đa số người tham gia thực hiện mô hình và tham gia tập huấn, hội nghị đầu bờ là hộ nghèo, hộ cận nghèo, tỷ lệ nữ chiếm 39%. Từ kết quả này, nữ nông dân đã tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật mới, với dự án cộng đồng, với nguồn vốn vay, biết lên kế hoạch sản xuất cho mùa vụ, biết được thông tin về thị trường, biết được sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn. Ngoài ra, còn lồng ghép việc xây dựng mô hình với chương trình xóa đói giảm nghèo và tạo sinh kế cho nữ nông dân.

• Với nguồn vốn vay 100 triệu đồng để xây dựng 4 ha mô hình thâm canh lạc và lạc xen sắn, sau gần 1 năm người dân đã làm lãi được 176 triệu đồng. Nhờ vậy, kinh tế phát triển đời sống nông dân được nâng cao, có điều kiện tham gia hoạt động xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân có việc làm từ nguồn vốn vay, giải quyết 766 công lao động để thực hiện 4,08 ha xây dựng mô hình.

Về kinh tế

Về chính sách

TÍNH BỀN VỮNG VÀ LAN TỎA CỦA DỰ ÁN

• Nhờ có thêm thu nhập, người dân đã mua sắm phương tiện sản xuất như máy bơm nước, xe máy đi lại,… Đồng thời, tập trung thâm canh diện tích đã có, trồng keo làm nguyên liệu giấy trên diện tích đồi gò, tăng thêm đàn gia súc để tăng nguồn phân bón cho sản xuất và tăng thực phẩm cho xã hội. Nhiều hộ hiện nay có đủ tiền cho con em đi học cao đẳng, đại học.

• Sau 3 năm thực hiện dự án đã giải quyết 12.608 ngày công lao động và 2.283 công lao động cho khâu chế biến tinh bột sắn và lạc (45,66 ha x 50 ngày công/ha).

• Tổng lãi ròng của các mô hình trong 2 năm mà cộng đồng hưởng lợi là 1,717 tỷ đồng, với mức lãi thuần bình quân của các mô hình luân canh là 65 triệu đồng/ha; lạc xen sắn là 30- 43 triệu đồng /ha; đậu xanh xen sắn là 21-40 triệu đồng/ha là mức thu nhập tương đối cao đối với đất bải bồi ven sông.

• Ngoài quả lạc không trả lại cho đất, thì chất xanh còn lại của thân, lá, rễ lạc trả lại cho đất là 13tấn/ha (mô hình lạc trồng thuần) và 11tấn (mô hình lạc xen sắn) để che phủ gốc sắn; hoặc dùng để ủ và chế biến thành thức ăn hỗ trợ vỗ béo bò với số lượng từ 8-10 con/ha trong vòng 3 tháng. Lãi ròng 400-500 ngàn đồng/con bò và cho 4-6 tấn phân chuồng, đây là lượng phân bón chủ yếu để bón lại cho đất trong các vụ tiếp theo. • Dự án đã góp phần hình thành vùng nguyên liệu sắn bền vững, ổn định cho Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân và cung cấp lạc vỏ, lạc nhân, ngô hạt cho các cơ sở thu mua, chế biến tại tỉnh Phú Yên.

• Kết quả của dự án là một trong những cơ sở thực tiễn củng cố định hướng phát triển cây trồng, quan tâm đầu tư nghiên cứu, phát triển và đưa cây sắn là một trong những cây trồng nông nghiệp chính của tỉnh Phú Yên và huyện Đồng Xuân. Các đề tài, đề án, dự án, chính sách đầu tư phù hợp cho vùng nguyên liệu sắn để canh tác theo hướng bền vững đã và đang được xây dựng.

• Các giải pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình đã thực sự trở thành giải pháp canh tác thích ứng cho nông dân xã Xuân Quang 2 trước tác động bất lợi của BĐKH, của lũ lụt, giúp nông dân giảm nhẹ thiệt hại, hạn chế rủi ro, giải quyết bền vững sinh kế trong cộng đồng. Trong từng mùa vụ thực hiện mô hình trình diễn đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm về kỹ thuật hữu ích.

• Dự án được triển khai tại vùng ít ruộng lúa, người dân sống chủ yếu bằng cây trồng cạn nên có nhiều kinh nghiệm sản xuất và rất cần có tiến bộ kỹ thuật. Cộng đồng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và tham gia các hoạt động của dự án. Do mô hình có hiệu quả về kinh tế và môi trường nên đã nhân rộng nhanh và bền vững. Nhiều vùng đất ở ven sông có điều kiện tương tự như Xuân Quang 2 thích hợp cho mở rộng diện tích. Từ diện tích 32 ha trong 2 năm và sang năm thứ 3 đã nhân rộng được 13,5 ha. Như vậy, lãi ròng sau 3 năm mang lại cho cộng đồng là: 2,3 tỷ đồng, còn góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội và góp phần hạn chế thoái hoá đất và hoang mạc hoá.

• Chính sách của UBND tỉnh là khuyến khích thâm canh, không khuyến khích mở rộng diện tích nên các giải pháp thâm canh của dự án dễ được dân chấp nhận áp

• Các nguồn vốn cho người nghèo, quỹ hỗ trợ nông dân,… sẵn sàng cho vay sản xuất với lãi xuất ưu đãi.

• Dự án được sự hỗ trợ và tạo điều kiện có hiệu quả của UBND huyện Đồng Xuân, Hội Nông dân tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp & PTNT, các ban ngành liên quan và địa phương của tỉnh Phú Yên về chủ trương, biện pháp,...

• Khi thực hiện dự án phải dựa vào cộng đồng: Giữa Ban điều hành, Nhóm chuyên gia và cộng đồng có sự thảo luận và thống nhất cao khi tiến hành các khâu công việc. Ban điều hành và Nhóm chuyên gia tôn trọng ý kiến của dân thì họ sẽ nghiêm túc thực hiện dự án, giúp dự án vượt qua khó khăn. Sự đồng tình của dân tạo nên sự thành công, sự bền vững và phát triển của dự án.

• Ban điều hành và Nhóm chuyên gia nghiêm túc thực hiện đúng văn kiện dự án, ý kiến đóng góp của GEF SGP; trực tiếp điều hành những công việc then chốt nhất là các nguy cơ rủi ro do thiên nhiên hoặc do nhận thức của người thực hiện đưa đến. Ban điều hành và Nhóm chuyên gia đã dựa vào cộng đồng và quyết đoán khi cần thiết để tránh những rủi ro có thể dẫn đến thất bại cho dự án; biết đặt lợi ích chung lên trên, lên trước để tránh các va chạm về vấn đề cá nhân, gây nguy cơ tổn thất cho dự án. • Ban điều hành và Nhóm chuyên gia đã có mối quan hệ tốt với Nhà máy sản xuất tinh bột sắn nhằm hỗ trợ trong việc tiêu thụ sắn tươi cho nông dân tham gia dự án. • Trong phương thức tổ chức và thực hiện các mô hình canh tác thích ứng với BĐKH cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên tham gia:

− Nhóm chuyên gia cần gắn kết chặt chẽ với Ban điều hành dự án trong quá trình triển khai các nội dung của dự án.

− Vai trò chủ động tham gia của các nông hộ trong mô hình trình diễn. − Nâng cao hiểu biết của chính quyền các cấp và cộng đồng về BĐKH.

− Tăng cường hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật địa phương, đặc biệt là cán bộ khuyến nông xã, thôn trong việc chỉ đạo kỹ thuật các mô hình canh tác thích ứng với BĐKH.

• Để xây dựng mô hình trình diễn đảm bảo tiến độ kế hoạch, đạt hiệu quả thì: − Mô hình phải đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của sản xuất.

− Chú trọng công tác lựa chọn địa điểm triển khai mô hình, đạt được sự đồng thuận của chính quyền địa phương và các hộ dân tham gia dự án.

− Thống nhất tiêu chí chọn hộ tham gia Dự án, đảm bảo các mục tiêu và yêu cầu của Dự án CBA ngay từ trước khi triển khai xây dựng Mô hình trình diễn thích ứng. − Nâng cao năng lực sản xuất thích ứng với BĐKH cho cộng đồng thông qua nhiều hình thức, phương tiện truyền thông, báo, đài, tập huấn, hội thảo đánh giá,... • Xây dựng và chuyển giao đầy đủ quy trình kỹ thuật khi tập huấn đầu vụ. Bám sát • Những yếu tố cơ bản giúp dự án thành công:

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Dự án pha 2 đang được xem xét phê duyệt nhằm xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hạn chế thoái hóa đất và hoang mạc hóa do BĐKH trên vùng ngập lụt, trên đất đồi gò ven sông Kỳ Lộ gắn với các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật tại 2 xã Xuân Quang 2 và Xuân Quang 3 trong giai đoạn 2015-2017.

• UBND xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên • UBND huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

• Hội Nông dân tỉnh Phú Yên • Sở Khoa học và CN Phú Yên • Sở Nông nghiệp & PTNT Phú Yên • Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Phú Yên

• Các ban ngành liên quan và địa phương của tỉnh Phú Yên

CÁC ĐỐI TÁC

• Tài liệu kỹ thuật của dự án

• Tạp chí KHCN tỉnh Phú Yên, www.socialforestry.org.vn

NGUỒN TƯ LIỆU

để khắc phục hậu quả trong điều kiện thời tiết bất lợi. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hộ dân thường xuyên, kịp thời giải quyết vấn đề phát sinh từ sản xuất, đảm bảo thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.

• Do việc đề xuất, khảo sát, thiết kế dự án phù hợp và thực hiện đầy đủ, tuân thủ những quy định của nhà tài trợ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan,… nên không có những tồn tại nào.

Một phần của tài liệu THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNGKinh nghiệm từ các dự án nhỏ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)