Tăng trưởng xanh ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo tình hình tăng trưởng xanh thành phố hà nội (Trang 29 - 30)

Xã Đồng Phú (huyện Chương Mỹ) có gần 50ha sản xuất lúa hữu cơ, và là vùng lúa đầu tiên của Hà Nội được tiến hành các thủ tục chứng nhận, kiểm dịch để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mỹ. Tương tự, đến nay, xã Đỗ Động (huyện Thanh Oai) có hơn 400ha trồng lúa, canh tác theo phương thức mới, chỉ sử dụng các loại phân bón hữu cơ...

Hiện trên địa bàn các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên... xuất hiện ngày càng nhiều mô hình canh tác sử dụng ít hoặc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Phong trào sản xuất sạch, phát triển kinh tế xanh đã và đang được triển khai rộng rãi ở các địa phương.

Hình 3. 3 Ứng dụng tăng trưởng xah trong nông nghiệp tại Đan Phượng – Thành phố Hà Nội

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai mô hình xử lý rơm rạ tại ruộng sau thu hoạch ở các huyện Ba Vì, Mỹ Đức... với quy mô 250ha, mỗi vụ xử lý được khoảng 1.500 tấn rơm rạ, tạo ra nguồn phân bón tại chỗ, thay thế cho phân hóa học

Những năm gần đây, công nghệ khí sinh học đã được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Đến nay, Hà Nội đã có 75% số trại chăn nuôi bò sữa, 44% số trại chăn nuôi bò thịt và 95% số trại chăn nuôi lợn quy mô lớn ngoài khu dân cư sử dụng hầm biogas. Cùng với đó là hơn 1.000 trang trại, gia trại chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Thời gian qua, ở một số huyện khu vực ngoại thành có số lượng đàn gia súc lớn, nông dân đã sử dụng, chế biến rơm rạ, thân cây ngô, phụ phẩm xay xát… làm thức ăn

nuôi cho trâu, bò và phục vụ trồng trọt. Đơn cử, xã Hương Ngải (huyện Thạch Thất) ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ trong trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu. Áp dụng mô hình này, nông dân địa phương đã giảm số lần bón phân và không dùng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.

Tại nhiều doanh nghiệp và địa phương trên địa bàn thành phố cũng áp quy trình tận dụng mọi phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp để chế biến thức ăn cho trâu, bò. Những thứ tưởng như bỏ đi như: Rơm rạ, lõi ngô, thân lá cây ngô, thân cây đậu, thân cây lạc, cỏ… sau thu hoạch được thu gom và được ủ bằng các loại men vi sinh là nguồn nguyên liệu phong phú để phục vụ chăn nuôi. Đơn cử, Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội nhiều năm qua đã thu mua rơm rạ ủ với men vi sinh, tạo được nguồn thức ăn tại chỗ phục vụ chăn nuôi bò thịt của công ty. Với HTX Nấm Nghĩa Minh (Xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng) tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để trồng nấm trong môi trường sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Còn tại huyện Ba Vì, tận dụng lợi thế phát triển chăn nuôi gia súc lớn, Hội Nông dân xã Ba Trại xây dựng mô hình thu gom phế thải từ chăn nuôi bò, lợn, gia cầm để xây dựng hầm khí biogas dùng làm chất đốt phục vụ sinh hoạt hằng ngày và làm chất đốt phục vụ chăn nuôi. Các hình thức xử lý, sử dụng phế phụ phẩm nói trên không những góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân mà còn hướng đến xây dựng mô hình và xây dựng chương trình tăng trưởng xanh cho thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Báo cáo tình hình tăng trưởng xanh thành phố hà nội (Trang 29 - 30)