Xuất các giải pháp cho việc áp dụng hiệu quả SG tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình triển khai và ứng dụng smart grid trên thế giới (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

6.3. xuất các giải pháp cho việc áp dụng hiệu quả SG tại Việt Nam

Thực tế đất nước chúng ta đang trên con đường phát triển không thể không cần đến các nhà máy điện hiện có cũng như vẫn phải xây dựng thêm các nhà máy

điện mới nhưng với phần công suất và điện năng tiết kiệm được do việc xây dựng SG sẽ được coi như một loại nguồn điện bổ sung trong cân bằng công suất và điện năng. Việc xây dựng SG đối với hệ thống điện Việt Nam hiện nay là thật sự cần thiết để nâng cao hiệu suất hoạt động của các nhà máy điện, tối ưu hóa nhằm giảm tổn thất kỹ thuật trong vận hành hệ thống điện, giảm tổn thất phi kỹ thuật, tạo ra văn hóa tiết kiệm và bảo tồn năng lượng trong xã hội, tạo điều kiện phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và các loại nguồn điện nhỏ phân tán để giảm phát thải CO2.

Để có thể đạt được các mục tiêu ở trên chúng ta phải xây dựng một hệ thống điện với phương thức vận hành và kinh doanh nó có khả năng cho phép chỉ ra những nhà máy phải nâng cao hiệu suất, các loại nguồn điện mới sẽ được khuyến khích phát triển như năng lượng mặt trời, gió, sinh khối ở những địa điểm thích hợp. Và hệ thống mới này sẽ thúc đẩy sự thay đổi cách thức sử dụng điện với sự thay đổi đầu tiên là cải thiện đồ thị phụ tải và khuyến khích cao độ cho sự phát triển các ngành công nghiệp và sử dụng thiết bị tiết kiệm điện.

Phát triển lưới điện thông minh là một xu hướng tất yếu, chỉ còn là vấn đề thời gian do việc sử dụng công nghệ thông tin – viễn thông vào hệ thống lưới điện hiện tại mang lại rất nhiều hiệu quả trong công tác quản lý phụ tải và tiết kiệm lao động. Theo các chuyên gia trong nước và quốc tế, việc áp dụng lưới điện thông minh tại Việt Nam là rất khả thi, tuy nhiên, việc này gặp nhiều thách thức lớn bởi, muốn triển khai được thì phải đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là lưới điện phân phối. Lưới truyền tải điện còn chưa đồng bộ, tốc độ tự động hóa còn thấp, thiếu cơ chế triển khai, thiếu cả các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các ứng dụng là những rào cản lớn trong quá trình áp dụng.

Để nhanh chóng phát triển SG vì lợi ích của cả đơn vị cung cấp điện và khách hàng sử dụng điện, cũng như tạo ra các bước thay đổi trong văn hóa tiết kiệm và bảo tồn năng lượng vì một môi trường xanh hơn, chúng ta cần các chính sách và cơ chế rõ ràng của Nhà nước ngay lập tức và có tính chất dài hạn. Các khuyến nghị chính bao gồm:

 Bộ Công Thương và Cục điều tiết Điện lực Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các qui định cụ thể về qui hoạch, phát triển và vận hành hệ thống điện một cách tin

cậy và hiệu quả. Bộ Công Thương cần nghiên cứu ban hành các qui định, văn bản pháp luật và các cơ chế cần thiết để thúc đẩy sự phát triển SG với những ưu đãi đủ để khuyến khích cũng như những yêu cầu rõ ràng đối với các cơ quan liên quan cùng các công ty điện lực và khách hàng sử dụng điện trong việc đầu tư vào SG [68]

 Thành lập một nhóm hoặc một ủy ban điều phối việc triển khai Smart Grid ở Việt Nam. Nhiệm vụ điều phối của tổ chức này sẽ gồm các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công nghệ và cả việc phối hợp hành động giữa các bên liên quan vì lợi ích chung bao gồm cả công tác tìm kiếm và phân phối các nguồn tài trợ từ các quĩ hỗ trợ năng lượng sạch và chống biến đổi khí hậu [68].

 Thiết lập chiến lược phát triển lưới điện thông minh của Việt Nam càng sớm càng tốt. Việc xây dựng lưới điện SG là một dự án lâu dài và phức tạp nên cần phải có những bước đi lần lượt cụ thể. Do đó điều quan trọng là phải sắp xếp các chiến lược phát triển lưới điện thông minh càng sớm càng tốt nhằm chuẩn bị và đạt được kế hoạch sớm. Ngoài ra, mạng lưới SG thử nghiệm cần được tăng cường. Hiện nay, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung, Lãnh đạo Công ty Điện lực Bình Định, Điện lực Quy Nhơn hiện đang thực hiện chương trình thay thế công tơ cơ 1 pha trên lưới bằng công tơ điện tử 1 pha đọc chỉ số từ xa bằng sóng RF đồng thời với lắp đặt hệ thống thu thập dữ liệu công tơ từ xa cho các khách hàng dùng điện qua trạm biến áp chuyên dùng và khách hàng có sản lượng tiêu thụ điện lớn. Điều này đồng nghĩa với việc Điện lực Quy Nhơn đang thực hiện một phần của trong Lộ trình phát triển lưới điện thông minh hiện đại hóa hệ thống đo đếm phục vụ kinh doanh điện năng. Mô hình này nên được nhân rộng đến các công ty Điện lực trong cả nước.

 Đề ra mục tiêu cụ thể đối với từng nhà máy, từng công ty truyền tải và phân phối các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất và phân phối năng lượng. Đặt ra yêu cầu triển khai ngay các thành phần cần thiết của SG từ các hệ thống SCADA/EMS/DMS. Phân tích hiệu suất hoạt động nhà máy điện, hạ tầng quản lý đo đếm điện năng, phân tích hiệu quả và kiểm toán sử dụng năng lượng, hệ thống thông tin khách hàng sử dụng điện [68].

 Thúc đẩy tiến hành các nghiên cứu công nghệ lưới điện. Việc xây dựng hệ thống lưới điện thông minh là một dự án phức tạp. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh

trong việc phát điện, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng trong hệ thống điện. Do đó, để thực hiện dự án lưới điện SG thành công, các nghiên cứu về lý thuyết công nghệ hệ thống điện có liên quan cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Hiện nay các vấn đề cấp bách cần nghiên cứu tại Việt Nam bao gồm kiến trúc đo lường tiên tiến, hoạt động lưới điện vi mô, hệ thống phân phối điện, thiết bị điện tử công suất tiên tiến…

 Tăng cường mạng lưới điện điện áp siêu cao hiện hành và thiết bị xây dựng hỗ trợ của nó là cơ sở của lưới điện thông minh trong tương lai. Trong khi đó, cấu trúc mạng lưới điện phân phối khu vực cần được tối ưu hóa và nâng cấp để đáp ứng nguồn điện phân phối trong tương lai và các kết nối linh hoạt của lưới vi mô.

 Phát triển công nghệ trạm biến áp kỹ thuật số. Quá trình xây dựng lưới điện thông minh là quá trình chuyển trạm biến áp tự động hóa hiện tại sang trạm biến áp kỹ thuật số trong tương lai và sau đó đến lưới điện kỹ thuật số, cuối cùng để lưới điện thông minh. Có thể nói rằng các trạm biến áp kỹ thuật số là yếu tố cơ bản cho lưới điện SG. Nó thu thập thông tin và thi hành lệnh từ trung tâm điều phối nâng cấp. Do đó, việc phát triển trạm biến áp kỹ thuật số là rất quan trọng cho lưới điện thông minh trong tương lai. Hiện nay đã có một số trạm biến áp kỹ thuật số thí điểm trên thế giới cung cấp nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng trạm biến áp kỹ thuật số.

 Kết hợp sản xuất công nghiệp với giáo dục và nghiên cứu. Lưới điện thông minh là một dự án rất phức tạp. Nó không thể được xây dựng bởi một bộ phận duy nhất, nhưng cần sự hợp tác của các doanh nghiệp điện, các công ty thiết bị và tổ chức nghiên cứu. Ngành công nghiệp và các tổ chức nghiên cứu nên hợp tác với nhau để thực hiện việc xây dựng lưới điện thông minh thành công.

 Tăng cường nhận thức khách hàng chấp nhận công nghệ mới. Cần thiết lập

một số chương trình nhằm tăng cường nhận thức và thay đổi thói quen của khách hàng để họ tham gia vào thị trường lưới điện và vào việc quản lý năng lượng của lưới điện thông minh là một rào cản lớn. Sự hài lòng của khách hàng là một trong những mục tiêu chính cho sự ra đời của SG. Việc thuyết phục khách hàng đồng ý chịu các chi phí thêm cho việc nâng cấp mạng lưới truyền thống thành mạng lưới SG

là một trong những vấn đề cần giải quyết song song với việc chuyển đổi mạng lưới thông thường thành lưới điện thông minh ở Việt Nam.

 Ngành điện cần có hệ thống cung cấp thông tin theo thời gian (5 phút, 15 phút, 30 phút hoặc 1 giờ) về chi phí sản xuất và phân phối điện cho khách hàng sử dụng điện và các đơn vị liên quan. Khách hàng cần được truy cập vào dữ liệu theo thời gian về việc sử dụng điện của mình và tạo ra được khả năng trao đổi thông tin hai chiều giữa công ty điện lực và khách hàng. Trước mắt chúng ta có thể triển khai ở các hộ công nghiệp và thương mại lớn [68].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình triển khai và ứng dụng smart grid trên thế giới (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)