Hệ thống quản lý dữ liệu đo đếm (MDMS)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình triển khai và ứng dụng smart grid trên thế giới (Trang 60 - 61)

CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ SMART GRID TRÊN THẾ GIỚ

4.3.3.Hệ thống quản lý dữ liệu đo đếm (MDMS)

MDMS là một cơ sở dữ liệu phân tích có khả năng tương tác với các hệ thống thông tin khác. Chức năng chính của nó là để thực hiện việc xác thực tính hợp pháp, chỉnh sửa và đánh giá các dữ liệu AMI để đảm bảo rằng dữ liệu AMI đưa vào hệ thống đã được hoàn tất và chính xác.

MDMS là hệ thống chương trình gồm các 3 module chính. Module MDMSComms thực hiện kết nối để thu thập dữ liệu trực tiếp theo thời gian thực đến từng công tơ (Elster, LandisGyr, EDMI,..) bằng các đường truyền khác nhau như: ADSL, cáp quang, GSM, GPRS, EDGE, 3G Network. Module MDMSAnalyze thực hiện chức năng phân tích số liệu mà module MDMSComms thu thập về để đưa vào cơ sở dữ liệu lưu trữ. Module MDMS quản lý và khai thác số liệu đo đếm.

MDMS bao gồm các tính năng chính như xem các thông số vận hành như công suất phản kháng, dòng, áp, cos theo thời gian thực; khai báo điểm đo và lập yêu cầu để lấy số liệu của điểm đo; kết nối với hệ thống CMIS2 để đưa chỉ số vào hệ thống tính hóa đơn; đặc biệt là chức năng cảnh báo của chương trình theo các sự kiện công tơ ghi nhận được và cảnh báo theo thông số vận hành và được gửi đến người có trách nhiệm qua Email, SMS, qua chương trình; cung cấp cho khách hàng giao diện

web để xem thông số vận hành, biểu đồ phụ tải theo thời gian 30’, chỉ số chốt tháng; các báo cáo của chương trình trên thông tin sản lượng, công suất.

Tóm lại, cơ sở hạ tầng AMI là một yếu tố quan trọng trong lưới điện thông minh là hệ thống thông tin liên lạc tự động, hai chiều giữa công tơ điện thông minh và công ty điện. Công tơ điện thông minh là một đồng hồ đo tiên tiến trong đó có chức năng xác định mức tiêu thụ điện năng chi tiết hơn so với một đồng hồ đo thông thường và truyền đạt thông tin thu thập hai chiều để theo dõi tải và mục đích thanh toán. Người tiêu dùng có thể được thông báo bao nhiêu năng lượng đã được sử dụng để họ có thể kiểm soát điện năng tiêu thụ và khí thải carbon dioxide. Bằng cách quản lý phụ tải đỉnh thông qua sự tham gia của người tiêu dùng, các công ty điện có khả năng sẽ cung cấp điện ở mức giá thấp và thậm chí một giá cho tất cả. AMI đã đạt được sự hấp dẫn rất lớn trong ngành công nghiệp, với những lợi thế về độ chính xác và cải thiện quá trình đọc đồng hồ trực tuyến và kiểm soát. Trong nghiên cứu của D. Backer về quản lý tài sản và chất lượng điện [52], đã xác định vai trò của AMI trong việc quản lý chất lượng điện năng và quản lý tài sản. Tuy nhiên, vấn đề an ninh mạng cho hệ thống AMI được cần được nghiên cứu giải quyết [53]. Các công nghệ AMI đòi hỏi một cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc để cung cấp kết nối liên thông. Do đó, các lỗ hổng dễ bị tấn công trong hệ thống liên mạng khác sẽ dẫn đến các mối đe dọa an ninh cho hệ thống AMI.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình triển khai và ứng dụng smart grid trên thế giới (Trang 60 - 61)