Những hạn chế, tồn tại.

Một phần của tài liệu Giải pháp đa dạng hoá các loại L/C trong phương thức thanh toán TDCT tại ngân hàng VPBank (Trang 28 - 32)

Qua phân tích ở trên, ta thấy được hoạt động tín dụng chứng từ và việc áp dụng các loại L/C của ngân hàng VPBank còn bộc lộ 1 số thiếu sót, tồn tại cần khắc phục như sau:

- Hoạt động Marketing và quảng bá sản phẩm tới khách hàng doanh nghiệp XNK còn ít. Một thực trạng chung của nhiều doanh nghiêp XNK Việt Nam đó là không có bộ phận thanh toán quốc tế, hoặc là đã có nhưng còn yếu kém. Chính vì thế mà các doanh nghiệp này thường chỉ đi theo lối mòn của các doanh nghiệp đi trước mà họ không nhìn thấy được nên sử dụng phương thức thanh toán nào và sử dụng loại L/C nào thì có lợi hơn cho mình.

- Danh mục sản phẩm còn đơn điệu nên không đáp ứng được mọi nhu cầu mở L/C của khách hàng

- Nguồn ngoại tệ cung ứng cho hoạt động TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng còn tương đối eo hẹp, đây chính là lý do dẫn đến sự chậm chễ và mang lại rủi ro trong thanh toán.

- Có sự chênh lệch giữa doanh số L/C xuất và L/C nhập. Doanh số L/C nhập cao hơn L/C xuất. Đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân gây ra thiếu hụt ngoại tệ cho hoạt động thanh toán.

- Tài trợ quá nhiều cho 1 món L/C. tại VPBank cps nhiều món ngân hàng đã cho doanh nghiệp vay tới 90% giá trị hợp đồng để mở L/C cho nhà XK.

a) Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô

Ngân hàng nhà nước ta chưa có 1 văn bản hướng dẫn giao dịch thanh toán quốc tế chung cho toàn ngành và những ngành có liên quan. Hiện nay, mỗi ngân hàng đều tự xây dựng cho mình 1 quy trình thanh toán riêng dựa trên kinh nghiệm của mình và các thông lệ quốc tế. Điều này đã gây nên nhiều trở ngại trong việc thanh toán XNK giữa các ngân hàng đồng thời gây khó khăn cho những khách hàng là doanh nghiệp XNK muốn tìm hiểu nghiệp vụ TTQT.

• Sự thiếu đồng bộ về công nghệ giữa các ngành liên quan đến thương mại điện tử như: bảo biểm, hải quan, vận tải và ngân hàng..Do vậy, sự liên kết giữa các đối tượng này rất kém, làm mất thời gian và sức lực do phải liên hệ trực tíêp với nhau.

• VPBank gặp phải 1 số khó khăn do phải cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn. Địa bàn Hà Nội rộng lớn, hệ thống ngân hàng lớn với đa dạng các phương thức hoạt động.

b) Nguyên nhân từ phía khách hàng.

• Do trình độ yếu kém của các doanh nghiệp. Đây cũng là những trở ngại lớn gây khó khăn cho ngân hàng.

• Do tâm lý của các doanh nghiệp luôn thích đi theo một lối mòn có sẵn. Nhiều doanh nghiệp mặc dù đã biết áp dụng L/C đặc bệt vào trường hợp này có lợi hơn cho doanh nghiệp, nhưng họ lo sợ rằng sẽ phải thực hiện những thủ tục rắc rối, sợ xảy ra những sai sót...Vì vậy, ngay cả khi họ có vị thế cao hơn so với đối tác, họ cũng chỉ thoả thuận sử dụng loại L/C cơ bản quen thuộc.

• Một thói quen nữa xuất phát từ thói quen sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp XNK, đó là khi nói tới dịch vụ TTQT là họ nghĩ ngay tới việc sử dụng dịch vụ của NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank-

VCB. Ngân hàng cần phải tạo ra sự khác biệt cho mình và tạo niềm tin cho khách hàng thì mới có thể giành được thị phần.

c) Nguyên nhân từ phía Ngân hàng VPBank.

• Chiến lược Marketing ngân hàng còn yếu.

Công tác marketing của Ngân hàng nói chung và về mảng TTQT nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. VPBank chưa xây dựng một chiến lược Marketing cụ thể, việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng còn ít. Nguyên nhân cũng chính là do các loại hình L/C còn quá đơn điệu, không đủ sức cạnh tranh với một số ngân hàng bạn.

• Chưa tiếp cận và khai thác hết tiềm năng của khách hàng.

Kể từ khi hoạt động cho đến nay, lượng khách hàng doanh nghiệp đến với ngân hàng đều tăng qua các năm nhưng con số này vẫn ít so với thực lực của ngân hàng. Khách hàng của VPBank chủ yếu là những khách hàng NK, VPBank chưa có chính sách ưu đãi và thu hút khách hàng XK như: cam kết đòi tiền nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng , giảm phí thông báo L/C....

• Thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban.

Hoạt động TTQT không chỉ liên quan đến riêng bộ phận trực tiếp thực hiện nghiệp vụ, mà con đối hỏi sự phối hợp giữa các bộ phận phòng ban khác như: phòng Kế toán, phòng Tín dụng, phòng Marketing...Song, từ khi triển khai nghiệp vụ TTQT cho đến nay, việc phân phối kết hợp giữa các phòng ban còn hạn chế.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp đa dạng hoá các loại L/C trong phương thức thanh toán TDCT tại ngân hàng VPBank (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w