2.1.Tình hình doanh thu, lợi nhuận, chi phí của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty Cổ Phần Mai Linh miền trung (Trang 32 - 59)

IV.PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA ĐƠN VỊ

2.1.Tình hình doanh thu, lợi nhuận, chi phí của công ty

3 279,281,533,598 347,705,862,635 Lợi nhuận gộp 14,681,641,26 0 37,910,441,950 46,482,110,733 214,310,164,572 265,666,798,535 EBIT 897,028,589 16,175,932,190 19,859,241,150 30,698,882,200 42,515,762,060 Lợi nhuận sau

thuế 1,036,971,432 1,251,858,852 6,616,986,766 7,373,693,123 9,850,519,388

Ta thấy, doanh thu của công ty tăng khá nhanh, công ty đang mở rộng phạm vi kinh doanh, nên việc tăng trưởng doanh thu là điều phù hợp. Trong năm 2011, tình hình kinh tế thế giới chưa thể phục hồi. Ở trong nước, Việt Nam tuy có tăng trưởng GDP nhưng chất lượng không cao, lãi suất cơ bản, lam phát và tỉ giá đô la tăng làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Trước tình hình đó, chiến lược của công ty là mở rộng phạm vi kinh doanh bao phủ các tỉnh ở Miền Trung để tận dụng hết thị trường. Công ty đã mở các chi nhánh và công ty con ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Do đó, trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, doanh thu của công ty vẫn tăng nhanh.

Điều đang nói là không chỉ có doanh thu, mà các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty đều tăng. Dưới đây là biểu đồ về tốc độ tăng của doanh thu và các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty.

Biểu đồ 8: Tốc độ tăng doanh thu và các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty

Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng khá chậm so với tốc độ tăng của doanh thu. Nguyên nhân có thể kể đến là do chi phí lãi vay của công ty khá lớn. Điều này do công ty sử dụng lượng nợ khá cao.

2.1.2. Doanh thu, lợi nhuận của công ty theo lĩnh vực hoạt động

Mai Linh Miền Trung hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các quyết định quản lí của công ty chủ yếu dựa trên các loại sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp, chứ không phải dựa trên khu vực địa lí mà công ty hoạt động. Do vậy, ta sẽ xét doanh thu của công ty theo từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bao gồm:

- Dịch vụ taxi - Dịch vụ xe buýt - Dịch vụ xe cho thuê

- Dịch vụ hành khách đường bộ - Bán vật tư, phụ tùng

- Thu sửa chữa xe

- Thu quản lí xe thương quyền - Dịch vụ khác

Xét trong cơ cấu doanh thu của công ty theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh ta thấy:

DOANH THU THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

ĐVT: VNĐ Lĩnh vực 2007 2008 2009 2010 2011 Dịch vụ taxi 64,668,376,310 133,634,008,679 178,724,397,970 245,337,373,344 292,622,531,256 Dịch vụ xe buýt - - - 13,007,437,000 20,142,258,000 Dịch vụ cho thuê xe - - 1,818,872,429 8,177,636,127 3,994,604,552 Dịch vụ hành khách đường bộ - - 2,585,584,596 800,655,916 2,846,266,596 Bán vật tư, phụ tùng - - 1,306,222,610 179,617,070 252,038,358

Thu sửa chữa xe - - - 2,329,220,391 3,231,509,067

Bán sản phẩm trồng trọt,

chăn nuôi - 1,034,896,500 2,622,327,100 5,690,202,000 10,899,068,000

Kinh doanh xăng dầu - - - 1,530,546,978 8,483,342,502

Thu quản lí xe thương

quyền - - - - 2,265,722,229

Dịch vụ khác - - 2,752,700,927 2,228,844,772 2,968,522,075

Biểu đồ 9: Doanh thu theo từng lĩnh vực hoạt động của Mai Linh Miền Trung

Trong cơ cấu doanh thu của công ty, doanh thu từ hoạt động taxi là chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn. Tuy nhiên, nhìn vào quá trình kinh doanh của công ty trong 5 năm vừa qua, ta thấy được, công ty đang có chiến lược đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu doanh thu.Phần tỉ trọng doanh thu của công ty trong lĩnh vực từ taxi có xu hướng giảm. Từ năm 2007 doanh thu từ hoạt động taxi chiếm 100%, cho đến 2011 đã giảm xuống dưới ½ tổng doanh thu toàn công ty. Từ năm 2008, công ty bắt đầu có xu hướng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác, trong năm này ta thấy có sự xuất hiện của doanh thu từ bán thành phẩm từ trang trại ở Quảng Bình. Đặc biệt, hoạt động xe buýt chỉ mới có doanh thu từ 2010 nhưng có xu hướng tăng nhanh. Công ty đang có xu hướng mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực, kinh doanh đa ngành với lĩnh vực chính là dịch vụ vận tải, taxi.

2.1.3. Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của công ty

TỈ TRỌNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THEO TỪNG YẾU TỐ (ĐVT: VND) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%)

Chi phí nguyên vật liệu 18,364,159,563 33.6 32,862,390,504 32.0 47,872,396,254 28.2 75,034,248,182 30.3 111,837,104,667 36.6 Chi phí nhân công 15,246,541,268 27.9 30,748,108,584 30.0 70,553,909,614 41.5 93,047,584,472 37.5 108,032,894,082 35.4 Chi phí khấu hao tài sản

cố định 10,335,371,201 18.9 20,481,592,708 20.0 24,024,849,475 14.1 35,536,420,344 14.3 41,506,519,824 13.6 Chi phí dịch vụ mua

ngoài 6,566,361,075 12.0 13,312,315,941 13.0 16,475,894,684 9.7 36,149,657,643 14.6 38,138,029,562 12.5 Chi phí khác bằng tiền 4,173,008,335 7.6 5,226,446,880 5.1 10,973,468,295 6.5 8,275,034,179 3.3 5,675,552,436 1.9 Tổng 54,685,441,442 100 102,630,854,617 100 169,900,518,322 100 248,042,944,820 100 305,190,100,571 100

Ta thấy, chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Là một công ty hoạt động với lĩnh vực kinh doanh chính là dịch vụ taxi, thì nhu cầu về số lượng nhân công rất lớn. Công ty phải có đội ngũ lái xe đông đảo, đảm bảo phục vụ được khách hàng nhanh chóng, không để tình trạng thiếu lái xe. Tỉ trọng chi phí nhân công của công ty có xu hướng tăng từ 2007 đến 2009, sau đó giảm xuống. Trong khi đó, như đã phân tích ở trên, doanh thu của công ty có xu hướng tăng trong 5 năm qua. Cho thấy, trong mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí nhân công, thì việc quản lí chi phí nhân công khá tốt.

Chi phí khấu hao tài sản cố định của công ty có xu hướng tăng đều nhất trong tất cả các loại chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí khấu hao có tốc độ tăng trong vòng 5 năm qua là 32%, đây là một con số khá cao. Công ty đang khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Công ty đang có chiến lược đầu tư mở rộng thị trường, vì vậy tài sản cố định của công ty đang tăng lên, do đó chi phí khấu hao cũng tăng theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về cơ cấu chi phí thì sự biến đổi giữa các năm là nhỏ, không có xu hướng rõ ràng.

2.2. Phân tích khả năng sinh lợi của công ty từ 2009 đến 2011

Trong bối cảnh kinh tế giai đoạn từ 2009 đến 2011 gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009. Tình hình lãi suất và lạm phát tăng cao. Các doanh nghiệp đứng trên bờ vực khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh, thậm chí phải giải thể, phá sản. Trong bối cảnh đó, tình hình hoạt động kinh doanh của Mai Linh Miền Trung cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Các thông số về khả năng sinh lợi của công ty đều có xu hướng giảm. Dưới đây, là bảng số liệu về các thông số khả năng sinh lợi của công ty trong giai đoạn 2009 đến 2011. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011)

KHẢ NĂNG SINH LỜI – MAI LINH MIỀN TRUNG (ĐVT:%)

Năm 2009 2010 2011

Lợi nhuận hoạt động biên 0.0511 0.0375 0.0223

Lợi nhuận hoạt động biên và lợi nhuận ròng biên đều có xu hướng giảm. Tuy nhiên, ta thấy mức độ giảm của lợi nhuận ròng biên lớn hơn. Nguyên nhân chính là do chi phí tài chính của công ty tăng mạnh (Năm 2011 tăng 56,74% so với năm 2010).

Để biết được tình hình hoạt động kinh doanh của Mai Linh so với những công ty trong cùng nhóm ngành. Ta so sánh chỉ tiêu Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản (ROA), và Lợi nhuận ròng/Tổng vốn chủ sở hữu (ROE) với đối thủ cạnh tranh của Mai Linh là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (VINASUN).

Biểu đồ 10: Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu sinh lợi của Mai Linh Miền Trung với Vinasun

Nhìn vào biểu đồ so sánh trên ta thấy: ROA và ROE của Mai Linh nhìn chung nhỏ hơn so với Vinasun trong vòng cả 3 năm. Đây là sự so sánh về khả năng sinh lợi. Hiện tại thì khả năng sinh lợi của Vinasun tốt hơn so với Mai Linh. Nhưng Mai Linh đang trong quá trình mở rộng phạm vi hoạt động, nên sự đầu tư vào tài sản cố định và cơ sở vật chất là rất lớn. Mai Linh đã vươn lên để có mặt ở hầu hết mọi tỉnh thành trong cả nước. Còn Vinasun chỉ hoạt động nhiều nhất ở khu vực phía Nam (chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh). Vì vậy, xét về quy mô và phạm vi hoạt động thì Mai Linh có doanh thu lớn hơn nhiều so với Vinasun.

2.3. Phân tích EPS

Ta thấy khả năng sinh lợi hiện tại của Mai Linh miền Trung chưa tốt, thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của công ty, ta so sánh thông số EPS của công ty so với trung bình ngành. Nó được tính bằng (Lợi nhuận thuần sau thuế TNDN – Cổ tức ưu đãi)/ Số cổ phiếu lưu hành trong kì. Thông số EPS cho biết công ty có thể thu được bao nhiêu tiền từ mỗi đồng tiền cổ đông đầu tư.

Dưới đây là biểu đồ so sánh EPS của Mai Linh Miền Trung so với trung bình ngành. (Số liệu ngành lấy từ www.cophieu68.com)

Biểu đồ 11: So sánh EPS của Mai Linh Miền Trung với trung bình ngành

So sánh với trung bình chung của toàn ngành dịch vụ vận tải – taxi ta thấy: EPS của Mai Linh Miền Trung nhìn chung thấp hơn so với toàn ngành. Cho thấy hiệu quả tạo ra thu nhập trên mỗi cổ phiếu phát hành của Mai Linh Miền Trung thấp hơn. Tuy nhiên EPS của công ty vẫn tăng trong 5 năm qua, tạo ra một tín hiệu khá tốt cho nhà đầu tư. Tốc độ tăng EPS của Mai Linh Miền Trung là 34.4%. EPS của Mai Linh Miền Trung tăng khá đều, đến năm 2011 có giảm nhẹ.

2.4. Các thông số tài chính và khả năng đảm bảo lãi vay 2.4.1. Một số tỉ số tài chính

Mai Linh Miền Trung là công ty có cơ cấu nguồn vốn với tỉ lệ nợ chiếm tỉ trọng cao. Dưới đây là bảng phân tích về một số chỉ tiêu tài chính của Mai Linh.

Biểu đồ 12: Một số chỉ tiêu tài chính của Mai Linh Miền Trung

Các tỉ số tài chính: Nợ/tổng tài sản, nợ/vốn chủ và nợ tài chính/vốn chủ đều có xu hướng tăng đều. Trong đó tỉ lệ nợ/vốn chủ tăng ít nhất. Mặt khác, ta thấy được thông số đòn bẩy tài chính của công ty có tốc độ tăng nhanh hơn so với thông số nợ/vốn chủ (Tốc độ tăng của đòn bẩy tài chính/vốn chủ là 23.9%, trong khi tốc độ tăng của thông số nợ/vốn chủ là 19.7%). Cho thấy, công ty ngày càng có xu hướng sử dụng những khoản nợ có phí tổn để dùng cho sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ làm gia tăng rủi ro tài chính của công ty. Để hiểu thêm về điều này, ta sẽ tìm hiểu về thông số khả năng đảm bảo lãi vay của công ty.

2.4.2. Khả năng đảm bảo lãi vay

Dưới đây là đồ thị về số lần đảm bảo lãi vay của công ty trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2011.

Biểu đồ 13: Số lần đảm bảo lãi vay của Mai Linh Miền Trung từ 2007 đến 2011

Thông số này cho biết mối quan hệ của chi phí tài chính với khả năng đáp ứng, trang trải của chúng. Số lần đảm bảo lãi vay = EBIT / Chi phí tài chính. Số lần đảm bảo lãi vay của công ty trong 5 năm qua khá tốt, trung bình là 2.47 lần. Cho thấy công ty có khả năng đáp ứng các khoản chi trả tiền lãi và tạo ra được sự an toàn cho các chủ nợ. Tuy nhiên, chỉ số này có xu hướng giảm dần trong 5 năm qua. Nguyên nhân chính là do chi phí lãi vay của công ty tăng, do công ty ngày càng sử dụng nhiều nợ tài chính để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh.

2.5. Các thông số về khả năng thanh toán.

Mai Linh là công ty sử dụng cơ cấu vốn với tỉ lệ nợ lớn. Điều này sẽ gia tăng rủi ro tài chính của công ty. Để đánh giá rõ hơn về rủi ro không trả được nợ, ta xét khả năng thanh toán của công ty.

Biểu đồ 14: Đánh giá khả năng thanh toán của Mai Linh Miền Trung

Ta thấy, khả năng thanh toán của công ty khá thấp. Và đặc biệt, biến đổi theo xu hướng giảm dần. Trong tất cả các thông số khả năng thanh toán, thì khả năng thanh toán tức thời (bằng tiền mặt) là ổn đinh nhất. Từ năm 2007 đến 2008, khả năng thanh toán giảm sút mạnh. Nguyên nhân chính của điều này là do tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm từ 2007 đến 2008, trong khi nợ ngắn hạn tăng nhanh (tăng xấp xỉ gấp đôi: Nợ ngắn hạn của công ty vào 2007 là 44,927,062,628 đồng, trong khi năm 2008 lên đến 88,721,200,110 đồng). Tuy nhiên, vào giai đoạn từ 2008 đến 2011, thông số khả năng thanh toán đã ổn định hơn, mặc dù vẫn còn thấp. Để hiểu rõ hơn lí do khiến cho khả năng thanh toán của công ty giảm, ta sẽ tìm hiểu thêm về cấu trúc tài sản và nguồn vốn của công ty ở phần sau.

2.6. Phân tích thông số hoạt động

Để đánh giá tình trạng hoạt động hiện tại của công ty, tiến hành phân tích sự biến động của các thông số hoạt động.

Dưới đây là biểu đồ về sự biến đổi của các thông số kì thu tiền bình quân, kì thanh toán bình quân, chu kì chuyển hóa hàng tồn kho. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 15: Biểu đồ về sự thay đổi của các thông số hoạt động của Mai Linh Miền Trung

Ta thấy, kì thu tiền bình quân của công ty có xu hướng giảm từ 2007 đến 2008 và sau đó khá ổn định. Và kì thu tiền bình quân của công ty khá nhỏ. Trung bình từ 2008 đến 2011 là 24 ngày. Năm 2007 đến 2009, kì thu tiền bình quân giảm xuống, nguyên nhân chính là do khoản phải thu của công ty đang giảm là chính (còn đối với doanh thu thì vẫn có xu hướng tăng đều trong 5 năm). Công ty đang quản lí tốt khoản phải thu khách hàng. Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải – taxi thì kì thu tiền bình quân nhỏ là điều phù hợp. Do doanh thu của công ty chủ yếu là thu trực tiếp tiền mặt từ khách hàng, chỉ có một số khách hàng lớn (là các công ty, tổ chức) mới có khoản doanh thu tín dụng.

Còn đối với khoản phải thanh toán cho người bán. Trừ giai đoạn từ 2007 đến 2008, có xu hướng giảm mạnh (do đã giảm được khoản phải trả người bán từ 2007 là 26,307,889,723 đồng so với 2008 là 4,930,578,201 đồng). Còn khoảng thời gian còn lại (từ 2008 đến 2011), kì thanh toán bình quân biến động không theo chiều hướng rõ rệt, và không biến động quá nhiều.

Chu kì chuyển hóa hàng tồn kho từ 2007 đến 2011 có tăng, nhưng rất chậm. Tốc độ tăng là 17%. Cho thấy số ngày dự trữ hàng tồn kho của công ty ngày càng tăng. Sự tồn đọng hàng tồn kho tăng lên, một phần là do công ty đang có chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh nên phải đầu tư nhiều vào tài sản cố định, xe cộ… làm cho lượng vật tư, hàng hóa mua về phục vụ sữa chữa, thay thế tăng theo.

3. Tình hình tài sản, và cơ cấu nguồn vốn của công ty 3.1. Phân tích cấu trúc tài sản

Xét về giá trị, thì tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty đều tăng. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng với tốc độ là 3.7%. Trong khi tài sản dài hạn tăng rất nhanh với tốc độ là 22.9%.

Trong cơ cấu tài sản của công ty, ta thấy, tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn rất nhiều. Năm 2011, tỉ lệ tài sản dài hạn gấp hơn 4 lần tài sản ngắn hạn. Xu hướng tài sản dài hạn trong cơ cấu tổng tài sản ngày càng tăng. Cho thấy, công ty đang ngày càng đầu

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty Cổ Phần Mai Linh miền trung (Trang 32 - 59)