Giai đoạn rút kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu Tiểu luận đàm phán kinh doanh (Trang 36 - 40)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.5 Giai đoạn rút kinh nghiệm:

Sau khi cuộc đàm phán diễn ra thành công, bên phía Công Ty Fushima có tổ chức một cuộc họp với các thành viên trong đoàn đàm phán của công ty và nhận thấy được công ty đã thu được những ưu và nhược điểm như sau: o Ưu điểm:

+ Do sử dụng kiểu đàm phán “cứng và nguyên tắc” cùng kiểu chiến lược “Cộng tác” nhằm muốn xây dựng mối quan hệ tốt nhằm đưa một cái nhìn “đẹp”cho bên phía công ty Gia Đình Việt ( đối tác lần đầu tiên hợp tác) nên công ty lựa chọn kiểu đàm phán và chiến lược này là hết sức chính xác.

+ Ngoài ra, các thành viên trong ban đàm phán phát huy được tối đa các kinh nghiệm của mình đúng lúc là một điểm cộng nữa cho lần đàm phán này.

+ Công ty đã khôn ngoan trong việc lựa chọn đúng thị trường Việt Nam và đặc biệt là công ty Gia Đình Việt để làm đối tác hợp tác kinh doanh, tìm hiểu kĩ về thông tin họ mong muốn về chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho họ bằng chiến lược Pr về chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngay từ giai đoạn đầu tiên là gửi mail chào hàng. Trong quá trình đàm phán, giá cả hợp lý phù hợp với nhu cầu của công ty, đưa ra được những chính sách khuyến mãi đúng lúc nhằm kích thích sự quan tâm của họ.

o Nhược điểm:

+ Do muốn duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài nên phía công ty Fushima chưa thu được những mục đích mong muốn tốt nhất mà ngay từ ban đầu họ mong muốn.  Tóm lại: công ty Fushima luôn giữ vững những thái độ tự tin như cuộc đàm phán

vừa rồi. Ngoài ra, trong mọi cuộc đàm phán – nhất là với đối tác nước ngoài nhất định không nên xem thường đối tác đàm phán. Luôn duy trì phong thái ổn định, không ngừng xuyên rèn luyện kỹ năng, cập nhật kiến thức liên quan đến việc đàm phán thương lượng, khắc phục những nhược điểm mà những cuộc họp tổng kế sau cuộc đàm phán với mỗi công ty để đạt được kết quả tốt nhất trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Kết quả một cuộc đàm phán được coi là lý tưởng khi cả hai bên cảm thấy hài lòng với thoả thuận đạt được. Do vậy, cá nhân em xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp một phần nhỏ cho cuộc đàm phán trở nên thành công hơn thông qua tình huống trên:

-Mỗi công ty cần có một sự chuẩn bị kĩ càng về phía phương mà mình đàm phán như tìm hiểu kĩ về thị trường sản phẩm mà công ty mình sắp hợp tác, đội ngũ đàm phán sẽ bao gồm những ai và có kinh nghiệm như thế nào để sắp thêm nhân sự cho công ty mình thật hợp lý.

-Ngay từ giai đoạn tiếp xúc cần phải tạo một bầu không khí thoải mái, cố gắng tạo những hành động tốt đẹp cho công ty đối phương nhằm gây ấn tượng tốt nhất trong lần đầu gặp mặt.

-Chuẩn bị thật kỹ các phương án BATNA và biết sử dụng phương án đúng lúc, đúng thời điểm.

-Xác định trước những mục tiêu mong muốn đạt được một cách rõ ràng, cụ thể trong suốt các cuộc đàm phán

-Biết lắng nghe những đề nghị của đối phương đưa ra, không tỏ thái độ quá kiêu căng, xem thường đối tác kinh doanh.

-Thỏa hiệp đúng lúc, đúng thời điểm.

-Sau các cuộc đàm phán thành công hay thất bại, thì mỗi công ty nên mở một cuộc họp để cùng nhau xem xét lại xem những yếu tố dẫn đến thành công hay thất bại của công ty để cùng nhau rút kinh nghiệm cho những lần đàm phán sắp tới.

C. KẾT LUẬN

Thế giới hiện thực quanh ta là một chiếc bàn đàm phán khổng lồ. Các cuộc đàm phán có thể xảy ra trong hội nghị, trên bàn tiệc, ngoài ánh sáng và cả trong bóng tối. Đàm phán về chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh doanh đến những quan hệ tế nhị khác. Ngày càng có nhiều những tình huống cần phải đàm phán. Mọi người đều muốn tham gia vào việc ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân mình, rất ít người chấp nhận một quyết định được phán quyết bởi người khác. Con người không ai giống ai, và họ đàm phán để giải quyết sự khác nhau đó. Mặc dù đàm phán diễn ra mỗi ngày, nhưng đàm phán sao cho có hiệu quả là một việc không dễ dàng. Đặc biệt là trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng muốn đạt kết quả, lợi nhuận cao nhất. Ðiều đó phụ thuộc rất nhiều ở tài ngoại giao, đàm phán, thương thảo hợp đồng của nhà kinh doanh trên thương trường. Về mặt lịch sử, khi xã hội bắt đầu có sự phân công lao động xã hội mỗi người sản xuất ra một loại hoặc một nhóm hàng hoá. Để có thể có được những hàng hóa khác nhau để phục vụ cho nhu cầu trao đổi, người ta phải tiến hành trao đổi. Trong trao đổi, thông thường mỗi người đều tìm cách sao cho được nhiều nhưng chỉ mất ít, do đó để có thể dung hoà lợi ích giữa các bên người ta phải tiến

hành thương lượng với nhau. Từ đó đàm phán bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế. Vì hoạt động kinh tế diễn ra thường xuyên nên đàm phán diễn ra ngày càng phổ biến và có vai trò quan trọng. Tuy nhiên đàm phán kinh tế chỉ thực sự phong phú, đa dạng và phát huy vai trò quan trọng của nó khi nền sản xuất xã hội phát triển đến trình độ cao, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều, các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán trao đổi diễn ra mạnh mẽ không chỉ trên phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà gần như tất cả mọi công việc người ta đều giải quyết bằng thương lượng, trao đổi , thì đàm phán thực sự trở thành một công việc không thể thiếu. Để đàm phán thành công cần phải có tài năng, kinh nghiệm, sự nhạy bén của những người tham gia. Nó không chỉ là khoa học mà nó còn là nghệ thuật. Bài tiểu luận này chỉ góp một phần nhỏ trong các nhân tố tác động cũng như kỹ năng đàm phán. Em hi vọng những ai quan tâm đến môn học này sẽ tiếp tục đào sâu nghiên cứu, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, tạo cho mình bản lĩnh vững vàng, kỹ năng thuần thục để đàm phán đạt được hiệu quả như mong đợi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Admin. “Khái niệm, đặc điểm của đàm phán và các giai đoạn đàm phán trong giao dịch bất động sản (P1)”,08/2014, < https://kinhdoanhbds.info/khai-niem-dac-diem-

cuadam-phan-va-cac-giai-doan-dam-phan-trong-giao-dich-bat-dong-san-p1/> (truy

cập ngày 5/12/2019)

[2]Hồng Phương.(2017). Nghệ thuật đàm phán và thương lượng - chiến lược cạnh tranh

trong kinh doanh mang lại thành công cho doanh nghiệp,NXB Thế Giới,Việt Nam.

[3]Luanvan.Co.Văn hóa Việt Nam trong giao tiếp và đàm phán,9/2014, < http://www.luanvan.co/luan-van/van-hoa-viet-nam-trong-giao-tiep-va-dam-

phan57982/#> ( truy cập ngày 06/12/2019).

[4]Trung tâm TT CN&TM. Tổng quan thị trường sữa và nhập khẩu 8 tháng năm

8-thang-nam-2018.html > ( truy cập ngày 07/12/2019)

[5]Vinanet, Euromonitor, CafeF, Vibiz. Thị trường sữa nước Việt Nam năm 2018,05/2019,< https://babuki.vn/thi-truong-sua-nuoc-viet-nam-nam-2018/>( truy cập ngày 07/12/2019)

Một phần của tài liệu Tiểu luận đàm phán kinh doanh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)