- Phương tiện dùng để giao tiếp giữa người NC và người trả lời trong tất cả các PP phỏng vấn.
3.5. Xác định từ ngữ thích hợp cho bản câu hỏ
Nên tuân theo nguyên tắc chung sau đây khi xác định từ ngữ cho bản CH:
- Nên dùng từ ngữ quen thuộc, tránh dùng tiếng lóng hoặc từ chuyên môn
- Tránh đưa ra CH dài quá
- Nên dùng từ ngữ dễ hiểu, để mọi người ở bất cứ trình độ nào cũng có thể hiểu được.
- Tránh đặt CH mơ hồ, không rõ ràng. Ví dụ: Không nên hỏi : Bạn có thường xuyên đi khám bệnh tại bệnh viện không? (người trả lời sẽ không biết “thường xuyên” là bao nhiêu lần?)
- Tránh đưa ra CH quá cụ thể. Ví dụ: Không nên hỏi: Khi uống thuốc, bạn đã đọc bao nhiêu lần tờ ghi hướng dẫn việc sử dụng thuốc (người trả lời khó nhớ cụ thể số lần đọc của mình)
- Tránh hỏi trực tiếp những vấn đề riêng tư cá nhân. Ví dụ: Không nên hỏi con số cụ thể về thu nhập của một người, mà chỉ nên hỏi theo từng nhóm : chẳng hạn dưới 1 triệu đ/tháng, từ 1 đến 3 triệu đ, từ 3 đến 5 triệu,...
KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN TRONG NCKH TRONG NCKH
- Tránh đặt CH đã gợi ý sẵn câu trả lời. Ví dụ: Bạn có tán thành việc không cho học sinh sử dụng xe máy đến trường nhằm làm giảm bớt tai nạn giao thông không?
- Tránh đưa ra CH quá cường điệu hay quá nhấn mạnh vào một khía cạnh nào đó. Ví dụ: Bạn có ủng hộ việc tăng giá viện phí để đầu tư phát triển ngành y tế trong điều kiện lạm phát giá cả hiện nay không ?
- Tránh đặt CH dựa theo giá trị xã hội đã xác nhận. Ví dụ: ông có kiếm nhiều tiền hơn vợ không? (thông thường sẽ nhận được câu trả lời là “có” vì theo quan niệm xã hội thì chồng phải hơn vợ)
- Tránh dùng ngôn từ đã có sẵn sự đánh giá thiên kiến. Ví dụ: Không nên dùng những từ như : bệnh thế kỷ, bệnh nan y,.
Nên tuân theo trình tự về tâm lý: