Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và nâng cao hiệu quả chi ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản lý sử dụng ngân sách cấp huyện (Trang 25 - 26)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NS CẤP HUYỆN

3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và nâng cao hiệu quả chi ngân sách cấp huyện

ngân sách cấp huyện

3.1. Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách cấp huyện hợp lý hơn

- Cơ cấu chi ngân sách phải phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và cơ cấu kinh tế trong thời kỳ mới.

- Đối với chi thường xuyên: Tăng cường chi ngân sách vào các hoạt động sự nghiệp được ưu tiên như sự nghiệp giáo dục, nghiên cứu khoa học, sự nghiệp

y tế. Thực hiện tinh giảm bộ máy biên chế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, tiến tới nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước, giảm kinh phí cho hoạt động quản lý hợp lý hơn, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí.

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỉ trọng phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã, đầu tư có trọng tâm trọng điểm, từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, nâng cao chất lượng các công trình.

3.2. Tăng cường hiệu quả chi ngân sách

- Trong công tác điều hành NS phải tuân thủ đúng dự toán được giao, bám sát các mục chi, bảo đảm đúng nhiệm vụ chi, đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức hiện hành của nhà nước. Đối với kinh phí để đâu tư XDCB , mua sắm tài sản của cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp phải theo phân cấp theo quy định của nhà nước và phải qua đấu thầu và thẩm định giá với các loại đặc thù.

- Thực hiện tốt công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo nghị định 130 của Chính phủ.

- Phát huy vai trò của KBNN thị xã trong việc kiểm soát chi thường ngân sách qua KBNN. KBNN thực hiện thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN căn cứ vào dự toán được giao, quyết định của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu, chứng từ cần thiêt khác theo quy định và từ chối các khoản chi không đủ điều kiện chi.

- Phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí đúng quy định và đạt hiệu quả nhất.

- Đối với quản lý chi đầu tư phát triển cần phân định rạch ròi chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các phòng ban liên quan đối với mỗi công trình. Tránh sự chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng các công trình.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản lý sử dụng ngân sách cấp huyện (Trang 25 - 26)