II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NS CẤP HUYỆN
7. Đẩy mạnh áp dụng Công nghệ thông tin trong quản lý NS
Thực hiện quyết định số 119/2003/QĐ-TTg ngày 11/06/2003 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt tổng thể ứng dụng CNTT ngành tài chính đến năm 2010; chỉ thị số 10/2003/CT-BTC ngày 16/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc triển khai Quyết định 119/2003/QĐ-TTg. Mục tiêu nêu rõ: “ Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính thống nhất từ trung ương đến địa phương, đảm bảo tin học hóa toàn bộ các quy tình nghiệp vụ, hỗ trợ tốt công tác chỉ đạo, điều hành và hoạch định chính sách, cung cấp số liệu đầy đủ, kịp thời, chính xác cho công tác thống kê, phân tích, dự báo, mở rộng dịch vụ điện tử phục vụ cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - XH và công dân”. Trên cơ sở đó, thị xã cần tiếp tục bố trí nguồn vốn để từng bước trang bị đồng bộ máy vi tính cho các cán bộ phục vụ công tác chuyên môn, nâng cấp hệ điều hành, mua sắm các phần mềm tin học phục vụ công tác quản lý NS.
KẾT LUẬN
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đã cho thấy ngân sách cấp huyện là một bộ phận cấu thành của ngân sách nhà nước; là một công cụ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền địa phương và cung cấp nguồn tài lực để chính quyền địa phương hoạt động. Công tác quản lý ngân sách là một công việc phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của cả bộ máy chính trị mà quan trọng nhất là cơ quan quản lý tài chính cấp huyện; cần có sự minh bạch rõ ràng và thực hiện bám sát các quy định của nhà nước. Vì vậy cần có sự nhận thức đúng đắn, rõ ràng, đòi hỏi sự chỉ đạo và cách làm hợp lý đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, ngành tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách
Xuất phát từ mục tiêu chiến lược của thị xã Quảng Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tiểu luận nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề chung về quan điểm, mục tiêu tăng cường quản lý NS cấp huyện trên địa bàn thị xã Quảng Yên trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai, góp phần giúp chính quyền thị xã có cái nhìn toàn diện hơn và khắc phục những hạn chế trong công tác điều hành NS để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Tiểu luận cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NS cấp huyện của thị xã Quảng Yên nói riêng và các quận, huyện, thị xã khác trên cả nước nói chung trong thời gian tới.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng, song do thời gian nghiên cứu hạn hẹp và quy mô của tiểu luận nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo và bạn đọc góp ý đề luận văn này được hoàn thiện hơn./.