5 Cơ cấu tổ chức nhân sự
5.2.2 Các phòng ban và các bộ phận
- Phòng Kinh doanh: Đây là một trong những bộ phận năng động và linh hoạt nhất công ty. Công việc bao gồm việc quản lý mối quan hệ với nhà phân phối, các khách hàng, xây dựng các kế hoạch dài hạn, giải quyết những cơ hội và thách thức hàng ngày.
- Phòng Marketing: là tổ hợp của 3 nhóm: Branding, Marketing Operations và Consumer Insights cùng nhau tìm hiểu và làm hài lòng nhu cầu khách hàng.
- Phòng Sản xuất: Đảm bảo năng lực sản xuất của công ty đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong bối cảnh môi trường kinh doanh cạnh tranh cao như hiện nay.
- Phòng Cung ứng: được xem là mối liên kết quan trọng giữa tất cả các phòng ban trong công ty. Bộ phận Cung ứng bao gồm Procurement và Logistics vẫn luôn là lĩnh vực hấp dẫn, thu hút rất nhiều sự quan tâm của các bạn ứng viên.
- Phòng Tài chính có 3 trách nhiệm chính: đảm bảo dữ liệu minh bạch, tạo ra lợi thế cạnh tranh và hỗ trợ việc ra quyết định. Ba trách nhiệm ấy được thực hiện bởi hai bộ phận chức năng: Kế toán tài chính và kế toán quản trị, cùng với sự hỗ trợ từ bộ phận IT và Pháp lý. Hoàn toàn chịu trách nhiệm và giám sát tất cả các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin trong việc hợp tác với tất cả các bộ phận khác trong công ty.
- Phòng Nhân sự: có chức năng hỗ trợ và phát triển tài sản quan trọng nhất của công ty – chính là đội ngũ nhân viên, dựa trên 3 yếu tố chính của Nhân sự: Tạo dựng sự bền vững về Tổ chức, Nhân tài và Văn hóa. Chịu trách nhiệm quản lý hành chính bao gồm quản lý chi phí, phúc lợi nhân viên, dịch vụ cho các chuyên gia người nước ngoài, dịch vụ thuê ngoài, và các hoạt động hành chính thường nhật tại các văn phòng và nhà máy.