Với sự tiến bộ không ngừng nghỉ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi con người phải liên tục thích nghi với những thay đổi sao cho phù hợp với những lợi ích mà máy móc đã và đang mang lại cho cuộc sống. Từ đó đặt ra yêu cầu cho những con người làm trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà ở đây là những người công nhân, thợ lành
nghề hay thậm chí là các kĩ sư cũng phải học hỏi và tiếp tục cải tiến những cái đã cũ, sáng chế ra những thứ mới mẻ hơn nhằm cạnh tranh với những "thay đổi".
2.4.2. Giải pháp và định hướng phát triển
Quá trình học tập của mỗi học sinh sinh viên thật sự là một quá trình dài, khó khăn và cần phải có cố gắng, nỗ lực không biết mệt mỏi của bản thân mỗi học sinh sinh viên nói chung và của sinh viên Bách Khoa nói riêng. Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: mỗi học sinh tích lũy, gia tăng "lượng" kiến thức bằng việc nghe các thầy cô giảng bài, luyện tập làm bài tập ở nhà, đọc sách tham khảo, ... và những thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá thông qua "chất" tức là những bài kiểm tra, bài thi đánh giá cuối mỗi học kỳ.
Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết (và có thể thi qua môn học đó ở cuối học kì), sinh viên sẽ được chuyển sang một giai đoạn học mới cao hơn hay nói cách khác là được đăng ký môn học có cấp độ cao hơn ở những học kì sau. Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là nút thắt và việc sinh viên Bách Khoa được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy. Trong suốt 4 năm học, sinh viên phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Sau khi thực hiện được bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một sinh viên mới vào trường. Bởi khi đó phần lớn các sinh viên đều đã hiểu được rằng: học đại học không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mà phần lớn là sự tự giác nghiên cứu, tự giác tìm tòi và áp dụng triệt để câu tục ngữ "Học thầy không tày học bạn".
Bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ thi qua hết tất cả các môn học, hoàn thành các tín chỉ học phần bao gồm cả các tiêu chuẩn đầu ra (ngoại ngữ, chứng chỉ, ...), các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời sinh viên Bách Khoa, đó là vượt qua buổi bảo vệ luận án tốt nghiệp để nhận được tấm bằng kĩ sư và tìm được một công việc. Cứ như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên
sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người, giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển.
KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu về quy luật của sự chuyển đổi về lượng dẫn đến chuyển đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một số kết luận về việc rèn luyện, học tập của sinh viên trường Đại học Bách Khoa TPHCM như sau:
Muốn tốt nghiệp bằng kỹ sư ở Đại học (chất) thì ta cần phải tích lũy lượng – tri thức dần dần trong một thời gian dài (5 năm,…). Luôn nỗ lực không ngừng để có thể vượt qua “độ”, để thực hiện bước nhảy đó. Trong mỗi môn học, ta phải tích lũy đủ số tín chỉ. Mỗi năm học phải làm đủ các bài kiểm tra để có đủ điều kiện tiếp tục học tập cao hơn. Bên cạnh đó phải tham gia các hoạt động xã hội, học giao tiếp, hình thành quan hệ. Những người thành công trở thành tỷ phú luôn học được nhiều từ đời sống hơn là từ nhà trường. Những việc làm vĩ đại đều xuất phát từ những việc làm nhỏ bé. Bởi vậy xây dựng mô hình học tập thật tốt và cố gắng thực hiện để biến đổi “chất” trong mỗi con người chúng ta là việc làm cần thiết, cấp bách của thời sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 6 trải nghiê ̣m là sinh viên không thể thiếu. Truy cập từ
https://www.workingskills.net/6-trai-nghiem-la-sinh-vien-thi-khong-the-thieu/ 2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006),Giáo trình triết học Mác – Lênin(Dùng trong
các trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 121-126.
3. Giáo trình học phần triết học. Truy cập từ
https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBDH/Attachments/2729/GT%20h %E1%BB%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20Tri%E1%BA%BFt%20h
%E1%BB%8Dc%20MLN%20(K)%20Tr131-Tr229.pdf
4. Học luật.Truy cập từ https://hocluat.vn/vi-du-ve-su-thay-doi-ve-luong-dan-
den-su-thay-doi-ve-chat/
5. Hội đồng biên soạn giáo trình môn triết học Mác – Lênin (2019), Giáo trình triết học Mác – Lênin (trình độ: Đại học, đối tượng: Khối các ngành ngoài lý
luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 127-131
6. Quang Huy, Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại và vận dụng quy luật này trong hoạt động thực tiễn. Truy cập từ https://luatquanghuy.vn/quy-luat-chuyen-hoa-su-thay-doi-ve- luong-thanh-nhung-su-thay-doi-ve-chat-va-nguoc-
lai/#Moi_quan_he_bien_chung_giua_chat_va_luong_trong_qua_trinh_tich_luy _kien_thuc_cua_hoc_sinh_sinh_vien
7. TS. Nguyễn Thị Minh Hương (2020), Tài liệu học tập môn triết học Mác –
Lênin (Lưu hành nội bộ), Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
trang 83-84
8. Hường Lê (07/09/2020), Sự khác biệt giữa học đại học và học phổ thông. Truy cập từ https://kenhtuyensinh.vn/su-khac-biet-giua-hoc-dai-hoc-va-hoc-pho- thong
9. Nghiên cứu khoa học. Truy cập từ https://nhandan.com.vn/tin-tuc-giao-duc/thu-
hut-sinh-vien-tham-gia-nghien-cuu-khoa-hoc-222496
10. Phòng Đào tạo – Trường Đại học Bách Khoa TPHCM (16/03/2021), Chương
trình đào tạo. Truy cập từ http://www.aao.hcmut.edu.vn/index.php?
11. Lê Tử Thành (1996), Logic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. Trẻ TP.HCM, trang 18
12. Nguyễn Văn Thoáng (09/03/2018), Tiểu luận sự thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất. Truy cập từ https://hocluat.vn/tieu-luan-su-thay-doi-ve-luong-
dan-den-su-thay-doi-ve-chat/
13. Nguyễn Trọng,tiểu luận Mác Lênin. Truy cập từ
https://123doc.net/documents/home/document_download.php?