Hỗ trợ nhân đạo của LHQ

Một phần của tài liệu Liên hiệp quốc và vai trò của liên hiệp quốc trong đời sống quốc tế (Trang 27 - 34)

II. VAI TRÒ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC TRONG ĐỜI SỐNG QUỐC TẾ

5. Hỗ trợ nhân đạo của LHQ

Từ 51 quốc gia thành viên khi được thành lập, LHQ hiện có 193 quốc gia thành viên và trở thành một hệ thống toàn diện gồm 6 cơ quan chính , nhiều cơ quan phụ trợ, 20 tổ chức chuyên môn và 5 Ủy ban kinh tế - xã hội đặt ở các khu vực, hàng chục quỹ và chương trình, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực từ giải quyết và ngăn ngừa xung đột, giải trừ quân bị và không phổ biến, chống khủng bố, bảo vệ người tỵ nạn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cho đến thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế và xã hội…

Với những thành tựu quan trọng đã đạt được, LHQ đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận là tổ chức toàn cầu có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế và là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn, đặc biệt LHQ là 1 thành phần không thể thiếu trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhân đạo.

Phối hợp với các tổ chức khác như Chữ thập đỏ, Liên Hiệp Quốc cung cấp thực phẩm, nước uống, nơi cư ngụ và các dịch vụ nhân đạo khác cho những người dân đang phải chịu nạn đói, phải rời bỏ nhà cửa vì chiến tranh, hay bị ảnh hưởng bởi các thảm họa khác. Các cơ quan nhân đạo chính của Liên Hiệp Quốc là Chương trình Lương thực Thế giới (đã giúp cung cấp thực phẩm cho hơn 100 triệu người mỗi năm ở hơn 80 quốc gia), Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn hiện điều hành các dự án ở hơn 116 nước, cũng như các chiến dịch gìn giữ hòa bình tại hơn 24 quốc gia.

Liên Hiệp Quốc cũng tham gia vào việc hỗ trợ phát triển, ví dụ thông qua việc đưa ra Các mục tiêu Thiên niên kỷ. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) là tổ chức đa bên lớn nhất tiến hành hỗ trợ kỹ thuật trên thế giới. Các tổ chức khác như WHO, UNAIDS, và Quỹ thế giới Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét — là các định chế hàng đầu trong cuộc chiến chống lại bệnh tật trên thế giới, đặc biệt tại các nước nghèo. Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc là nhà cung cấp chính các dịch vụ sinh sản. Quỹ này đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em tại 100 quốc gia.

Hàng năm Liên Hiệp Quốc đưa ra Chỉ số Phát triển Con người (HDI), một biện pháp so sánh xếp hạng quốc gia theo sự nghèo khổ, học vấn, giáo dục, tuổi thọ, và các yếu tố khác.

Liên Hiệp Quốc khuyến khích phát triển con người thông qua nhiều cơ quan và văn phòng của mình:

 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) loại trừ bệnh đậu mùa năm 1977 và đang tiến gần tới mục tiêu loại trừ bệnh bại liệt.

 Ngân hàng Thế giới / Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Ghi chú: Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế được thành lập với tư cách các thực thể riêng biệt khỏi Liên Hiệp Quốc thông qua Thỏa thuận Bretton Woods năm 1944. Sau đó, vào năm 1947, một thỏa thuận khác được ký kết biến các tổ chức hậu Bretton Woods trở thành các cơ quan độc lập, chuyên biệt và là những cơ quan giám sát bên trong cơ cấu Liên Hiệp Quốc. Đây là trang của Ngân hàng Thế giới làm sáng tỏ quan hệ giữa hai tổ chức.

 Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP)

 Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP)

 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO)

 Quỹ Trẻ em Liên Hiệp Quốc(UNICEF)

 Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR)

Ngày 9 tháng 3 năm 2006, Tổng thư ký Kofi Annan đã lập ra Quỹ Cứu trợ Khẩn cấp Trung ương (CERF) dành cho những người dân Châu Phi đang bị nạn đói đe doạ.

Liên Hiệp Quốc cũng có một cơ quan gọi là Hội đồng Lương thực Thế giới với mục đích phối hợp các bộ nông nghiệp các nước nhằm giảm nhẹ nạn đói và suy dinh dưỡng. Tổ chức này tạm ngừng hoạt động năm 1993

Khủng hoảng nhân đạo:

“Khủng hoảng nhân đạo” là từ dịch từ tiếng nước ngoài, tiếng Anh là Humanitarian crisis. [Humanitarian (danh từ): người theo chủ nghĩa nhân đạo; (tính từ): nhân đạo. Crisis (danh từ, số nhiều là crises): sự khủng hoảng; cơn khủng

hoảng]. Khủng hoảng nhân đạo được hiểu là tình trạng nguy cấp về sự thiếu thốn trong cứu giúp nhân đạo.

Thế giới vẫn chưa hết bức xúc trước “thảm họa nhân đạo” do Israel gây ra tại Dải Gaza khi đơn phương tiến hành cuộc tập kích quy mô lớn kéo dài hơn một tháng vào năm 2014, cho đến nay vẫn chưa khắc phục xong hậu quả

Năm 2015 xảy ra cuộc khủng hoảng di cư đến nay vẫn chưa có hồi kết. Hàng loạt biện pháp được đưa ra, song dường như vẫn chỉ mang tính tạm thời, đối phó, bởi làn sóng người di cư vẫn tiếp tục kéo về “lục địa già”. Trong hành trình tới “chân trời mới”, hơn 3.800 người đã bỏ mạng khi lênh đênh trên những con thuyền mong manh giữa biển Địa Trung Hải. Hy Lạp, cửa ngõ vào châu Âu, trở nên quá tải với hơn 770.000 người tị nạn đổ tới, cao gấp 21 lần so với năm 2014.

Đến năm 2016 thế giới đang có đến 125 triệu người cần trợ giúp nhân đạo khẩn cấp. Trong số này có hàng triệu người mất nhà cửa hoặc bị buộc phải rời bỏ nơi sinh sống do chiến tranh hoặc do thiên tai.

Trong năm 2017, các nhà tài trợ chỉ đáp ứng được hơn một nửa nhu cầu với 13 tỷ USD cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo trên toàn thế giới. LHQ đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng góp 22,5 tỷ USD để cứu trợ nhân đạo trong năm 2018 cho những người bị tác động của các cuộc xung đột và thiên tai trên toàn thế giới.

Số tiền cao kỷ lục này để cứu trợ cho khoảng 91 triệu người dễ bị tổn thương nhất trong số gần 136 triệu người cần được cứu trợ tại 26 quốc gia trên thế giới trong năm 2018. Như vậy, số người cần cứu trợ trên toàn thế giới trong năm 2018 sẽ tăng hơn 5% so với con số ước tính của năm 2017. Hạn hán, lũ lụt và các thiên tai khác dự kiến sẽ khiến các nhu cầu viện trợ nhân đạo gia tăng. Tuy nhiên, xung đột, đặc biệt là các cuộc xung đột kéo dài, tiếp tục là nguyên nhân chính khiến cho nhu cầu viện trợ nhân đạo tăng mạnh trong năm 2018.

Hiện nay Thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất kể từ năm 1945, hơn 20 triệu người trong bốn quốc gia: Yemen, Nam Sudan, Somalia và đông bắc Nigeria đang có nguy cơ chết đói nếu không được sự hỗ trợ của thế giới.

Nếu không có các nỗ lực phối hợp chung toàn cầu, “nhiều người sẽ bị chết đói” và “nhiều người khác sẽ bị chết bị dịch bệnh”, Stephen O’Brien, người đứng đầu cơ quan nhân đạo của LHQ, nói trước Hội đồng Bảo an trong phiên họp tổ chức tại thành phố New York, Mỹ. Vị quan chức thúc giục các nước nhanh chóng góp vốn hỗ trợ các nước Yemen, Nam Sudan, Somalia và Đông bắc Nigeria để đảo ngược thảm họa này.

Giải pháp:

Hội nghị Thượng đỉnh Nhân đạo Thế giới (World Humanitarian Summit) lần đầu tiên được Liên Hiệp Quốc tổ chức vào 2 ngày 23 và 24-5 năm 2017. Hội nghị được cho là có quy mô lớn nhất từ trước đến nay bàn về các vấn đề liên quan đến công tác cứu trợ nhân đạo, về việc củng cố, đổi mới hệ thống cứu trợ nhân đạo đang ngày càng trở nên lỗi thời.

Theo các chuyên gia, thực trạng nhân đạo hiện nay là hệ quả tồn đọng từ nhiều năm nay của những vấn đề phát sinh trong hệ thống cứu trợ nhân đạo thế giới vốn đã hình thành từ nhu cầu cấp thiết sau Chiến tranh Thế giới lần II. Việc xâm phạm các quy tắc của luật nhân đạo vẫn xảy ra thường xuyên gây khó khăn cho công tác cứu trợ nhân đạo, như việc nhân viên cứu trợ nhân đạo thường xuyên bị tấn công, thậm chí bị sát hại.

Khủng hoảng nhân đạo bên trong Syria cộng với khủng hoảng người di cư do tị nạn chiến tranh từ Syria, Yemen, Afghanistan, Somalia và nhiều khu vực “nóng” khác ở châu Phi đang là thất bại nhức nhối nhất. Nhiều khu vực tại Syria, chiến sự căng thẳng đến độ hoạt động nhân đạo bị trì hoãn vô thời hạn, hàng cứu trợ không thể đến được với thường dân vô tội đang đói khát, bệnh tật. Không thể

thuyết phục được các bên tham chiến, hai cường quốc Nga và Mỹ đã phải đưa ra sáng kiến thả hàng cứu trợ từ trên không nếu công tác cứu trợ trên bộ bị tắc nghẽn.

Theo ý kiến nhiều chuyên gia, để cho Hội nghị của LHQ thành công, mang lại những kết quả như kỳ vọng, cộng đồng thế giới cần phải thay đổi hẳn tư duy về công tác cứu trợ nhân đạo. Quyết tâm chính trị phải đi kèm với hành động cụ thể. Trong đó, những quốc phát triển gia giàu có cần phải thay đổi cách nghĩ và thể hiện bằng hành động cụ thể đối với vấn đề nhân đạo.

KẾT LUẬN

Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phạm vi hoạt động sâu rộng, giải quyết hiệu quả những vấn đề toàn cầu, Liên Hiệp Quốc khẳng định tiếng nói của mình trên trường quốc tế thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các hiệp ước được ký kết giữa các quốc gia thành viên nhằm đảm bảo nhân quyền, hỗ trợ nhân đạo, gìn giữ hoà bình và an ninh thế giới, thúc đẩy phát triển một cách bền vững.

Trong đời sống quốc tế hiện đại, ngày càng xuất hiện những vấn đề phức tạp như biến đổi khí hậu gây ra những mối đe doạ hiện hữu tới cuộc sống con người, đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững thông qua hành động bảo vệ môi trường; xung đột; đói nghèo; dịch bệnh luôn đòi hỏi sự xuất hiện của diễn đàn gắn kết các quốc gia để cùng nhau bàn bạc, giải quyết, đẩy lùi những hiểm hoạ tiềm ẩn có thể xảy ra và Liên Hiệp Quốc đã đảm bảo thực hiện tốt vai trò đó.

Phạm vi đối tượng mục tiêu cần được bảo vệ là con người, hoà bình và hành tinh bền vững, đó là những đối tượng rất rộng do đó trong quá trình giải quyết những vấn đề liên quan sẽ có những thách thức, khó khăn đòi hỏi các quốc gia thành viên cần đồng lòng, chung tay giải quyết, nhất trí cao trong việc thoả hiệp đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết triệt để những vấn đề gây nguy hại nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững toàn cầu.

Dựa vào những hoạt động có ý nghĩa thiết thực và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng, không ngừng thay đổi quy chế sao cho phù hợp đòi hỏi thực tế, số lượng các quốc gia thành viên ngày càng tăng cho thấy tầm quan trọng của một tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc trong đời sống kinh tế - chính trị gắn liền với toàn cầu hoá, hội nhập, phát triển của các quốc gia thành viên nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017, Nhà xuất bản Công an nhân dân.

2. http://va21.gov.vn/Portals/0/va21 3. http://www.iosd.org 4. https://www.uneca.org/cfssd8 5. http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx? NewsID=22772&LangID=E 6. http://www.un.org/en/sections/issues-depth/human-rights/ 7. http://www.annamlaw.vn/nghien_cuu/cong_phap_quoc_te 8. http://www.un.org/en/sections/issues-depth/human-rights/ 9. http://nghiencuuquocte.org/2015/10/17/lien-hiep-quoc-united-nations/ 10.http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/Chi TietVeToChucQuocTe?diplomacyOrgId=123 11.https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_Hi%E1%BB%87p_Qu %E1%BB%91c#Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn 12.https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_Hi%E1%BB%87p_Qu %E1%BB%91c Nhóm trưởng

Một phần của tài liệu Liên hiệp quốc và vai trò của liên hiệp quốc trong đời sống quốc tế (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w