2. Tâm lý người bệnh.
2.3.2. Tâm lý người bệnh và các yếu tố môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên xung quanh con người bao gồm những yếu tố như nhiệt độ, màu sắc, âm thanh, mùi vị, thời tiết, khí hậu,và các yếu tố địa lý khác… những yếu tố này tác động mạnh, làm thay đổi trạng thái tâm lý, khí sắc, sức khỏe, trường lực sống và tinh trạng bệnh tật… của người bệnh.
2.3.2.1. Tâm lý người bệnh và màu sắc:
Từ thời Hyppocrates, người ta đã biết có tác động đến tâm lý người bệnh và dùng màu sắc để chữa bệnh.
Phương thức tác động của màu sắc lên tâm lý người bệnh có theo hai cách: hoặc là tác động trực tiếp, nghĩa là màu sắc tạo ra cho người bệnh những phản ứng trực tiếp (ví dụ: màu vàng tạo ra cảm giác mạnh, mát; màu sẫm tạo cảm giác nóng, ấm); hoặc là tác động gián tiếp, nghĩa là tác động qua liên tưởng (ví dụ: màu vàng da cam làm con người liên tưởng tới lửa, từ đó cảm giác nóng; màu tắng, liên hệ đến tuyết, nên có cảm giác lạnh; màu xanh, liên hệ đến cay, nên có cảm giác mát mẻ).
Thứ tự tác động thích hợp của màu sắc lên tâm lý người bệnh giảm dần theo chiều hướng sau: màu xanh da trời, xanh lá cây, màu đỏ, màu đen. Một màu sắc đơn độc, dù thích hợp đến mấy, song tác động lâu cũng gây ức chế tâm lý. Cách trang trí thích hợp là phối hợp hài hòa nhiều màu sắc khác nhau.
Kết quả tác động của một số màu sắc như sau:
– Màu hồng tạo không khí tưng bừng, kích thích thần kinh người nóng tính, kích thích sản xuất hồng cầu. Thời Trung Cổ người ta thường vẩy nước màu hồng nên người ốm. Dân vùng Capcadơ thường cho người ốm đắp chăn màu hồng…
– Màu hồng tươi làm những người quá xúc động chấn tĩnh lại, làm cho người hiếu động trở nên thụ động và cơ bắp yếu bới đi.
– Theo một số tác giả, màu hồng là màu của những người mơ mộng, giàu tình cảm và vị tha. Sự ưa chuộng màu hồng thường là biểu hiện tính cách của những người thiếu tự tin, cần sự bảo vệ.
– Màu đỏ là màu của sức khỏe, niềm vui. Những người ưa thích màu đỏ thường là những người năng nổ, dễ kích động, thích tranh luận và có tính tự kỷ.
– Những đồ vật có màu hồng, màu đỏ thường làm cho chúng ta có cảm giác như chúng to hơn.
– Màu vàng được coi là màu gây nhiều mâu thuẫn nhất. Có người cho rằng, đây là màu chứa đựa mầm mống của sự kích thích. Những người hay mang đồ màu vàng thường có tư duy mạch lạc, song dễ nối nóng. Cũng có tác giả cho rằng, đây là màu của sự anh minh và trí tưởng tượng. Một số người lại có nhận xét, đây là màu của những người hay “phóng đại” khả năng của mình; trịnh thượng, hợm hĩnh…
– Màu vàng có tác dụng kích thích tiêu hóa. Song, màu vàng đâm lại gây nôn. – Màu nâu thường gây sự ức chế, buồn rầu; làm người bệnh ăn mất ngon.
– Từ lâu, màu đen đã là biểu hiện của sự bí ẩn, độc ác và buồn đau. Những người ưa màu đen thường thích gây ấn tượng mạnh và hay che giáu những ý định, phẩm chất đích thực của mình. Có tác giả cho rằng, đây là màu gợi tình.
– Màu xám thường là màu của những người không thích nổi bật, nhưng thích sự tế nhị và không xác định.
– Ngược lại, màu tím thường bị coi là màu của những người thích chơi trội, khác người. Theo Goethe, ở châu Âu, màu tím bị coi là màu đơn côi, gợi nỗi buồn nhớ. Còn đối với chúng ta, màu tím là màu biểu hiện của tình yêu.
– Màu da cam là màu dành cho những người chững chạc, thận trọng và thường đóng vai trò quan trọng. Song những người ưa màu này thường khó thích ứng với
những điều kiện, hoàn cảnh mới và hay gặp “vấn đề” trong những tình huống bất thường…
– Màu xanh làm hạ huyết áp, giảm căng thẳng thần kinh. Màu xanh đậm làm cho người bệnh cảm giác an toàn. Màu xanh da trời tạo cảm giác yên tĩnh, làm mất sự suy yếu cơ bắp do màu hồng gây ra. Những người thích màu xanh lơ thường là người nghiêm khắc, có khả nawg thích ứng cao với hoàn cảnh, trung thực, ổn định, không ưa tranh luận, đối đầu. Màu xanh lá cây được coi là màu của sự tin cây. Những người thích nó thường khiêm nhường, mực thước, nhẫn nại, không bộc lộ những tình cảm sôi động. Nhìn màu xanh lá cây, lúc đầu chúng ta có cảm giác dễ chịu, song về sau, nếu nhìn lâu sẽ bị ức chế, thậm chí bị rơi vào tình trạng trầm cảm. Những ánh sáng màu lục làm cho người bệnh hoạt động kém hơn so với những ánh sáng màu đỏ.
– Màu trắng thường gây phản ứng trung tính. Đôi khi nó làm cho những người bệnh nhức đầu, đau khớp, bệnh thần kinh bị khó ngủ và chỗ đau bị tái phát.
– Sự kết hợp khéo lép màu trắng với các màu khác là biểu lộ một tính cách bình ổn và giàu sức sáng tạo. Thảo Giac Vieno (nhà tô màu nổi tiếng người Pháp): màu sắc có đủ khả năng, có thể sinh ra ánh sáng, tạo nên sự yên tĩnh hoặc phấn chấn, làm tâm hồn êm dịu hay bão tố, đem lại cảm giác thnah bình hay thảm họa.
2.3.2.2. Tâm lý người bệnh và âm thanh:
Âm thanh tác động rất lớn đến xúc cảm. Những tiếng ồn mạnh và kéo dài sẽ gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi, thậm chí dẫn đến rối loạn tâm thần. Trái lại, nếu quá yên tĩnh sẽ gây ức chế.
Âm nhạc tạo nên xúc cảm tích cực cho người bệnh, làm thay đổi khí sắc, gây lòng sung sướng hoặc buồn rầu. Mặt khác, âm nhạc tạo ra một nhịp điệu sinh hoạt đều đặn. Âm điệu và nhịp điệu của âm nhạc có khả năng làm biến đổi tần số hô hấp, nhịp đập của tim và tác động lên quá trình trao đổi chất của cơ thể. Lep Tôn xtoi đã nói: “Âm nhạc là tốc ký của tình cảm”.
Trong lâm sàn thần kinh và tâm thần, các thầy thuốc đã sử dụng âm nhạc để điều trị. Âm nhạc được dùng làm phương tiện giảm đau.
Sự tri giác âm nhạc sâu sắc phụ thuộc vào sự rèn luyện, năng khiếu thẩm mỹ và nhất là trạng thái tâm lý của người bệnh. Vì vậy, việc sử dụng âm nhạc để điều trị phải phù hợp với từng người bệnh.
V.M.Bechterev nói: âm nhạc làm chủ xúc cảm của chúng ta. Bằng âm nhạc, thầy thuốc có thể tạo ra các khí sắc nhất định, giảm dược hưng phấn, biến được trạng thái buồn rầu thành vui tươi, tác động lên hô hấp và tuần hoàn, làm cơ thể đỡ mệt mỏi, tạo cho mọi người một sinh lực dồi dào.
* Tâm lý và một số yếu tố khác của môi trường tự nhiên:
Mùi tác động lên cơ quan khứu giác và qua đó tác động lên tâm lý người bệnh. Mùi của những chất nôn, chất thải; mùi của một số thuốc, hóa chất… làm người bệnh khó chịu, sợ hãi. Có một số người bệnh luôn nhớ về một mùi nhất định, ví dụ: người bị bệnh bạch hầu thường nhớ tới mùi bánh mốc, người bị bệnh dịch hạch thường nhớ đến mùi táo…
Mùi thơm của hoa quả, của thảo mộc, của nước hoa… làm cho người bệnh phấn chấn. Mùi tinh dầu hồi, long não… kích thích tuần hoàn, hô hấp của người bệnh. Mùi chanh làm người bệnh đỡ mệt mỏi, tinh thần sảng khoái; mùi hoa hồng sẽ tạo nên cảm giác êm dịu, tĩnh tại…
Vệ sinh thân thể, trang phục ảnh hưởng không nhỏ đến khí sắc của người bệnh. Những quần áo cũ, rách, không đúng cỡ số… làm cho người bệnh cảm thấy buồn cho thân thể ốm đau của mình. Đối với những trường hợp này, nên cho người bệnh dùng một số đồ dùng cá nhân, miễn là giữ gìn sach sẽ.
Tình hình khí hậu và vi khí hậu ảnh hưởng quan trọng đến tâm lý người bệnh. Không khí trong lành, áp lực khí quyển vừa phải, không nóng quá, không lạnh quá… sẽ ảnh hưởng tốt đến khí sắc. Quang cảnh bệnh viện thoáng mát, trang trí buồng bệnh hài hòa, có chậu hoa, cây cảnh đẹp đẽ ở cửa sổ… sẽ làm cho người
bệnh cảm thấy gần gũi với thiên nhiên, thêm yêu cuộc sống và tinh thần thêm vui vẻ…