Phản ứng tâm lý của người bệnh:

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG tâm lý và tâm lý NGƯỜI BỆNH (2) (Trang 28 - 31)

2. Tâm lý người bệnh.

2.2.2. Phản ứng tâm lý của người bệnh:

2.2.2.1. Một số đặc điểm chung:

Với người trưởng thành, hầu như ai cũng đã có một vài lần nằm viện. Đối với một số người, việc nằm viện diễ ra thường xuyên. Tuy nhiên, phần lớn ít khi phải nằm viện. Đối với họ lần nhập viện đầu tiên chính là sự báo hiệu cho những thay đổi lớn.

Có rất nhiều thay đổi về mặt xã hội đối với mỗi cá nhân khi phải nhập viện. Trước hết họ “có” thêm một vai trò mới, vai trò hầu như không mấy ai mong muốn: bệnh nhân. Nằm viện kéo theo một loạt các hậu quả. Tự do bị hạn chế, không còn được ăn, uống, đọc sách, thức đêm tùy ý. Mặc dù biết là cần thiết song nhiều người vẫn cảm thấy ngần ngại khi phải cởi bỏ quần áo ngoài của mình để mặc bộ quần áo bệnh nhân. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, cảm thấy không dễ chịu chút nào khi có tay người lạ đặt lên cơ thể mình.

Ở nhà, nếu buồn người ta có thể đi chơi, gọi điện thoại tán gẫu hay nghe nhạc. Trong bệnh viện, họ không được như vậy. Mặt khác, việc thích nghi với chế độ, các quy định trong bệnh viện với nhiều người không thể diễn ra một cách nhanh chóng.

Có nhiều tác giả đã nghiên cứu những phản ứng tâm lý đối với nằm viện. Taylor (1979) nghiên cứu khá tỉ mỉ những phản ứng của bệnh nhân. Bà cảm thấy rằng giảm khả năng tự chủ và giải thể nhân cách (bệnh nhân cảm thấy mình không phải là mình nữa) là hai đặc điểm thường gặp ở bệnh nhân điều trị nội trú. Taylor

cũng đã mô tả những đặc điểm mà theo nhân viên y tế, là bệnh nhân “tốt” họ là những người thụ động, không đòi hỏi và hợp tác. Những người này tuyệt đối nghe lời nhân viên, không bao giờ đưa ra câu hỏi hoặc một đề nghị nào. Ngược lại, đối với những “bệnh nhân kém”, đó là những người được Taylor mô tả là “hành động có chút nổi loạn”, dạng như đi lại nhiều, hút thuốc lá háy uống rượu, bia hoặc thỉnh thoảng đùa cợt với nhân viên. Họ là những người không tuân thủ hoàn toàn nội quy bệnh viện, hay đưa ra câu hỏi hoặc đòi hỏi về điều trị.

Mặc dù nhân viên y tế thường khuyến khích những hành vi “tốt” song Taylor cũng nêu ra những khả năng “bệnh nhân tốt” dẫn đến hồi phục kém. Điểm chủ yếu là do hạn chế tính tích cực của cá nhân. Do vậy, những bệnh nhân “tốt” có thể dẫn đến tình trạng họ trở thành “nô lệ”của các chế độ điều trị (Goffman, 1961).

Bệnh nhân “kém” cũng không phải đã hay. Những đòi hỏi phải được chú ý, quan tâm, chấp hành nội quy không nghiêm dễ làm cho nhân viên y tế “lẫn lộn” giữa những phàn nàn quan trọng và không quan trọng. Tuy nhiên những người này cũng có lợi thế nhất định. Do vẫn “giữ lại” ít nhiều quyền tự chủ, khả năng kiểm soát cuộc sống cũng như cảm xúc nên những bệnh nhân này họ rất vui mừng khi được ra bệnh viện và nhanh chóng thích ứng với cuộc sông: Karmel (1972) cho thấy ở nhóm bệnh nhân được coi là “ngang bướng” hay gây nhiễu “phiền hà” cho nhân viên y tế lại có tỉ lệ trầm cảm thấp hơn và tinh thần, khí thế cao hơn.

Ngôn ngữ bệnh viện cũng là một trong những thay đổi. Ngôn ngữ của nhân viên y tế, đặc biệt là những người có thâm niên trong nghề thường giống với ngôn ngữ của người lớn tuổi đối với trẻ nhỏ. Bệnh nhân được “mời” như ra lệnh đến chỗ bác sĩ, bị yêu cầu cởi áo, lên giường, xuống giường. Nhiều bệnh nhân cao tuổi nghe những lời nói như vậy cứ có cảm tưởng rằng mình là một đứa bé nghịch ngợm. Những cảm nhận khó chịu nhữ vậy càng tăng lên khi họ lại phải nghe ngôn ngữ bất cẩn của các y tá, điều dưỡng viên.

Khi bị bệnh, đặc biệt là khi phải vào điều trị nội trú, cá nhân đều có các phản ứng đối với bệnh cũng như đối với quá trình điều trị. Có thể phân chia ra 4 dạng

phản ứng chính.

+ Trầm cảm - lo âu: có rất nhiều yếu tố trong bệnh viện có thể gây stress hoặc

lo âu cho bệnh nhân. Các cứ liệu cho thấy những biểu hiện lo âu là khá phổ biến. Kết quả những phỏng vấn của Wilson và Barnet (1987) cho thấy sự cách li gia đình, bạn bè, công việc là nguyên nhân chủ yếu gây lo âu cho người bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của Johnston (1982), nhân viên điều dưỡng đánh giá quá cao sự chăm sóc y tế còn bệnh nhân lại lo đến cuộc sống của họ sau khi ra viện. Trong nghiên cứu sau (johnston, 1987) bà lại thông váo rằng lo lắng đến phẫu thuật là quan tâm số 1 của bệnh nhân.

Trầm cảm ở bệnh nhân cũng là đề tài được nhiều người quan tâm. Moffic và Paykel (1975) cho thấy có 24% số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa có biểu hiện trầm cảm theo thang trầm cảm beck (Beck Depression Inventory - BDI). Một số tác giả khác đưa ra tỉ lệ 33% số bệnh nhân nội trú bị trầm cảm. Cũng có những nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa mực độ nặng của bệnh và mức độ nặng của trầm cảm. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng không có sự liên quan như vậy. Các tác giả cũng chưa tìm thấy mối tương quan giữa thời gian bị bệnh và mức độ trầm cảm.

+ Ám ảnh - nghi bệnh: bệnh luôn là một ám ảnh của bệnh nhân. Trong đầu

bệnh nhân luôn xuất hiện những câu hỏi mà mỗi khi có câu trả lời thì bệnh nhân lại có cơ sở để đặt ra những câu hỏi ngược lại, ví dụ: bệnh nhân được chuẩn đoán là viêm da song sau đó lại nghi ngờ mình có thể bị tiểu đường. Sự nghi ngờ như vậy là do có một người quen của bệnh nhân bị tiểu đường, lúc đầu cũng được chuẩn đoán là viêm da nhưng điều trị mãi mà không khỏi. Sau khi được giải thích rằng bệnh tiểu đường còn có một số triệu chứng khác, ví dụ: hay khô miệng, uống nhiều nước, sút cân, bệnh nhân tự thấy mình có vẻ cũng hay khô miệng, uống nhiều nước và thường xuyên cân để theo dõi sút cân.

+ Phản ứng phân ly: Đối với người có dạng phản ứng này, bệnh tật dường như

là “tai họa”. Bệnh nhân hay có phản ứng: kêu, rên, hay phàn nàn rắng số mình khổ… Tuy nhiên, những phản ứng như vậy chỉ diễn ra khi có mặt người khác như nhân viên y tế, người nhà hoặc người thân. Những người có nét tính cách phân li thường dễ có phản ứng phân li khi bị bệnh. Phản ứng này, về mặt vô thức, nhằm thu hút sự chú ý của người khác tới bản thân bệnh nhân.

+ Phản ứng phủ định bệnh: Đây là dạng phản ứng cũng thường hay gặp. Khi

có những biểu hiện ban đầu của bệnh, họ thường né tránh sự thật, ví dụ: khi có các triệu chứng ban đầu như đau nhiều, người nhanh mệt mỏi… họ có thể có thể tìm ra những lý do khác nhau (trư bệnh) để giải thích. Khi buộc phải đi khám và đã được chuẩn đoán, họ cho rằng có thể họ không bị bệnh như bác sĩ chuẩn đoán bởi “bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi trùng”. Trong trường hợp đã có các triệu chứng bệnh không thể bác bỏ được thì họ lại cho rằng mức độ của bệnh không nghiêm trọng như bác sĩ khẳng định.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG tâm lý và tâm lý NGƯỜI BỆNH (2) (Trang 28 - 31)