Đạo Phật nhập thế: nhiều phong trào khác nhau

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ PHẬT HỌC CỦA ĐẠI HỌC NAVA NALANDA MAHAVIRA, NALANDA VÀ ĐẠI HỌC NALANDA, RAJGIR (Trang 36 - 38)

- Sự phát triển ban đầu của đạo Phật tại Ấn Độ.

4. Đạo Phật nhập thế: nhiều phong trào khác nhau

phong trào khác nhau

4.1. Phong trào Sarvodaya Shramadana ở Tích Lan, Shramadana ở Tích Lan, phòng trào Sulabrakkhita, Palm, Phong trào Thiền Minh Sát của Goenka.

4.2. Quan điểm đạo Phật về toàn cầu hóa, khủng hoảng toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế, nhân quyền, cái chết nhẹ nhàng cho bệnh nhân nan y, phá thai, tử hình, khủng bố, giải quyết xung đột, thể hiện sự bất đồng quan điểm, v.v…

Qua các nguồn dữ liệu trên, có thể nhận xét rằng hiện nay tuy hai trường đại học trên đều mang tên Nalanda nhưng thành phần giảng viên đều không phải là tu sĩ và đều theo đạo Hindu. Với Nava Nalanda Mahavira chuyên sâu về Phật học, nhất là Theravada và có cả tu sĩ theo truyền thống Tây Tạng giảng dạy và theo sinh viên Việt Nam đang học thì kiến thức Phật học của giáo sư rất rộng và ưu thế là có cả trung tâm thiền minh sát. Chi phí học và ở thì chỉ khoảng 500 USD/năm, nếu nằm trong mười sinh viên điểm cao nhất trong lớp lại được cấp học bổng gồm cả học phí và phòng ở. Hơn nữa trường NNM có cơ sở hạ tầng tốt và ký túc xá nằm trong khuôn viên trường nên chỉ mất vài phút đi bộ từ ký túc xá là đến lớp học, nếu cần đi chợ mua rau củ quả chỉ mất khoảng năm đến mười phút

đi bộ là tới chỗ bán. NNM nằm trong khu vực có thắng cảnh đẹp và khá yên tĩnh, thích hợp cho tu sĩ nên hơn hai phần ba sinh viên theo học tại trường là Tăng ni sinh. Đại học Nalanda, Rajgir tuy mang danh là trường quốc tế nhưng chỉ trong thời gian đầu thành lập có các giáo sư danh tiếng của châu Âu, Mỹ rồi quyền quản trị lại do các giáo sư người Ấn đảm nhiệm và từ một trường đại học có giáo sư nước ngoài, hiện nay toàn bộ giáo sư giảng dạy đều là người Ấn, theo đạo Hindu, được đào tạo về triết học, không chuyên về Phật học nên mảng Phật học có thể nói là không được chú trọng nhiều mà thiên về Triết học Ấn, Tôn giáo so sánh. Còn duy nhất một giáo sư tốt nghiệp từ Oxford, được đào tạo và có kiến thức sâu về Phật giáo Đại thừa và Kim Cương thừa nhưng hiện nay chỉ còn giảng dạy qua Skype môn Tạng ngữ và chưa biết có quay lại trường NU không. Ngoài ra, hiện nay Nalanda đang học và ăn ở tại những cơ sở tạm thời, phòng học cách âm không tốt, chỉ là dựng tạm thời bằng vật liệu rẻ tiền, từ ký túc xá đến trường hơn hai cây số và đến chợ hơn ba cây số và di chuyển từ ký túc xá đến lớp bằng xe hai mươi chỗ do trường cung cấp, hàng ngày chỉ thời gian di chuyển và chờ xe phải mất ít nhất vài tiếng. Trường Nalanda chỉ mới bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng nên có lẽ phải mất hơn năm năm mới có thể có phòng ốc cơ bản cho việc giảng dạy và lưu trú. Do đó, việc mong muốn gây dựng lại một Nalanda như xưa có lẽ khá xa vời với NU vì thực tiễn thành phần giảng viên và cả sinh viên như giọt nước so với đại dương Nalanda cổ xưa. Tuy vậy, so với các trường đại học Ấn Độ khác thì NU có nhiều ưu thế về học bổng, phòng ốc rộng rãi, đầu vào chỉ phỏng vấn, qui định rõ ràng về sinh hoạt giữa sinh viên nam và nữ.

Tài liệu tham khảo

Website và Prospectus của trường Nava Nalanda Mahavihara. Website của trường Nalanda University, www.nalandauniv.edu.in H.D. Sankalia, Đại học Nalanda, Nxb. Madras B.G Paul&Co, 1934. A.S.Altekar, Hệ thống giáo dục Ấn Độ cổ xưa, Nand Kishore & Bros.,

Nxb. Giáo dục, ấn bản lần thứ hai, 1944.

Sukumar Dutt, Những tu viện và tăng sĩ Phật giáo của Ấn Độ, Nxb. Motilal Banarsidass, 1988.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ PHẬT HỌC CỦA ĐẠI HỌC NAVA NALANDA MAHAVIRA, NALANDA VÀ ĐẠI HỌC NALANDA, RAJGIR (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)