Về thể thức kỹ thuật trình bày văn bản

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG PHÁT HUY VAI TRÒ TRÁCH NHIỆM CỦA NGÀNH TƯ PHÁP TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI (Trang 41 - 42)

- Văn bản góp ý

6. Về thể thức kỹ thuật trình bày văn bản

bày văn bản

Tham gia về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm việc nhận xét, đánh giá về sự phù hợp giữa tên gọi

văn bản với phạm vi điều chỉnh của văn bản, cách sắp xếp, bố cục phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của văn bản; đánh giá về kỹ thuật trình bày các tiêu đề và diễn đạt nội dung các quy phạm trong văn bản, việc chuyển tải đầy đủ và toàn diện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về vấn đề cơ bản mà văn bản cần điều chỉnh.

Hiện nay, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản QPPL được thực hiện theo quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (đã quy định cụ thể và có mẫu kèm theo).

Đây là những kinh nghiệm bản thân tôi đúc rút trong quá trình thực hiện công tác tham gia góp ý đối với dự thảo văn bản QPPL thời gian qua. Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục tham gia góp ý đối với văn bản pháp luật nói chung và văn bản QPPL nói riêng; chưa có lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng tham gia góp ý đối với văn bản QPPL; trước bối cảnh công tác tham gia góp ý kiến đối với văn bản QPPL là khâu quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật thì đòi hỏi người được giao nhiệm vụ tham gia góp ý cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu dự thảo văn bản, so sánh, đối chiếu với những quy định pháp luật có liên quan và phải thực sự tâm huyết với nghề mới có được những ý kiến góp ý xác đáng và có chất lượng./.

Ngọc Hương NGHIP V TƯ PHÁP

TƯ PHÁP ĐIN BIÊN

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG PHÁT HUY VAI TRÒ TRÁCH NHIỆM CỦA NGÀNH TƯ PHÁP TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)