- Văn bản góp ý
đối với người dân vùng dân tộc thiểu số
Luật hộ tịch có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, sau hơn 01 năm thi hành, qua thanh tra, kiểm tra công tác hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch các cấp cho thấy đã phát sinh một số
khó khăn trong công tác đăng ký hộ
tịch đối với công dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số như sau:
1. Các giấy tờ cần xuất trình khi đăng ký hộ tịch: Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch thì người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú. Thực tế, thực hiện quy định này ở các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn trung tâm của huyện, xã việc người dân xuất trình các loại giấy tờ này khá thuận lợi, nhưng đối với một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao vùng xa, người yêu cầu đăng ký hộ tịch chỉ xuất trình được sổ hộ khẩu, không xuất trình được chứng minh nhân dân. Nguyên nhân của việc không xuất trình được chứng minh nhân dân là do người yêu cầu đăng ký hộ tịch chưa làm chứng minh nhân dân hoặc đã làm nhưng bị mất. Theo quy định về giải quyết thủ tục hành chính, nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính không tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù trong vùng dân tộc thiểu số nếu cơ quan đăng ký hộ tịch không đăng ký hộ tịch cho công dân thì người dân sẽ không đến đăng ký nữa; Vì vậy, để thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn, bảo đảm mọi sự kiện hộ tịch phát sinh đều được đăng ký, công dân có đầy đủ các giấy tờ hộ tịch cần thiết, UBND đã đăng ký hộ tịch cho công dân đối với những trường hợp không xuất trình được chứng minh nhân dân, chỉ xuất trình được sổ hộ khẩu. Việc đăng ký hộ tịch chỉ căn cứ vào sổ hộ khẩu tạo thuận lợi cho công dân được đăng ký hộ tịch và có được giấy tờ hộ tịch ngay nhưng lại gây ra một số khó khăn nhất định cho công dân và cơ quan đăng ký hộ tịch trong trường hợp thông tin hộ tịch của công dân không thống nhất giữa giấy tờ hộ tịch với chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu đặc biệt là đối với việc đăng ký lại khai sinh. Từ đó dẫn đến việc cơ quan đăng ký hộ tịch phải tiếp tục thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch cho công dân để đảm bảo thông tin hộ tịch của công dân thống nhất. Quá trình xác minh để thực hiện việc cải chính hộ tịch cho thấy vấn đề bất cập trong công tác quản lý việc cấp sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân là: Sổ hộ khẩu do Công an
TƯ PHÁP ĐIỆN BIÊN
cấp xã cấp (đối với các huyện), chứng minh nhân dân do Công an cấp huyện cấp có tra cứu tại tàng thư Công an tỉnh nhưng thông tin do Công an cấp xã và Công an cấp huyện, tỉnh quản lý không thống nhất dẫn đến việc cơ quan đăng ký hộ tịch căn cứ vào sổ hộ khẩu do Công an xã cấp để đăng ký hộ tịch, khi công dân đem giấy khai sinh đi làm lại chứng minh nhân dân thì các thông tin trong giấy khai sinh không thống nhất với tàng thư cấp chứng minh nhân dân và yêu cầu công dân đi cải chính hộ tịch để cấp chứng minh nhân dân. Vì vậy, để đảm bảo thông tin hộ tịch đăng ký chính xác thống nhất cần vận động nhân dân đi đăng ký hộ tịch kịp thời, đối với trường hợp đăng ký lại nếu hồ sơ giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hợp lệ chính thức đầu tiên. Đối với trường hợp đã có chứng minh nhân dân nhưng bị mất thì yêu cầu công dân làm lại chứng minh nhân dân mới đăng ký hộ tịch. Vì thủ tục làm lại chứng minh nhân dân không cần có giấy khai sinh. Đối với trường hợp chưa có chứng minh nhân dân chỉ có sổ hộ khẩu căn cứ vào sổ hộ khẩu và thực hiện việc xác minh khi đăng ký hộ tịch theo quy định trước khi đăng ký hộ tịch.
2. Quy định về việc nộp Giấy chứng sinh bản chính khi đăng ký khai sinh. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch thì người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính
giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật hộ tịch. Theo quy định tại Thông tư 14/2016/TT-BYT ngày 12/5/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế, tại Điều 20 thì việc cấp giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh, Thông tư 34/2015 ngày 27/10/2015/TT-BYT sửa đổi Thông tư 17/2012/TT-BYT. Điều 1, Thông tư số 34/2015/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh quy định “Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như
nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”. Thực tế, thời gian qua tại một số cơ sở khám chữa bệnh, việc cấp giấy chứng sinh chưa đúng quy định, Giấy chứng sinh sau khi được người có thẩm quyền ký, đã phô tô ra nhiều bản, sau đó đóng dấu vào các bản photo đó và trả cho bố mẹ người thân thích của trẻ Giấy chứng sinh bản chính và Giấy chứng sinh bản phô tô đóng dấu. Do việc cấp Giấy chứng sinh không đúng quy định nên một số trường hợp thanh toán chế độ thai sản trước đăng ký khai sinh cho trẻ, khi làm thủ tục thanh toán chế độ thai sản đã nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội Giấy chứng sinh bản chính là bản chữ ký sống (thực tế thủ tục thanh toán chế độ thai sản chỉ cần bản sao Giấy khai sinh
TƯ PHÁP ĐIỆN BIÊN
của trẻ hoặc bản phô tô chứng thực giấy chứng sinh), khi đăng ký khai sinh, một số trường hợp UBND không đăng ký khai sinh cho trẻ do Giấy chứng sinh do bố, mẹ, người thân thích đem đi đăng ký khai sinh không phải là bản chính (là bản ký sống, đóng dấu, không chấp nhận Giấy chứng sinh là bản phô tô đóng dấu). Do vậy, để thực hiện đúng quy định của pháp luật hộ tịch, quy định về việc cấp giấy chứng sinh, các cơ sở khám chữa bệnh được cấp Giấy chứng sinh cần thực hiện cấp đúng quy định của pháp luật, chỉ cấp 01 bản chính cho bố, mẹ, hoặc người thân thích của trẻ và giải thích rõ mục đích sử dụng Giấy chứng sinh để nhân dân hiểu và thực hiện đúng quy định, góp phần tạo thuận lợi cho cơ quan, người đăng ký hộ tịch trong quá trình đăng ký hộ tịch.
3. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong đăng ký hộ tịch tại UBND cấp huyện. Theo quy định tại Quyết định 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương quy định Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là đầu mối tập trung hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức để chuyển đến các cơ quan chuyên môn hoặc cấp có thẩm quyền giải quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức. Quy trình thực hiện cơ chế một cửa theo Quyết định 09/2015/QĐ-TTg: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến ở những nơi có quy định nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, nhận hồ sơ trực tuyến; Công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể để công dân hoàn thiện hồ sơ. Theo quy định của Luật hộ tịch về giải quyết yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch quy định người yêu cầu thay đổi cải chính hộ tịch phải nộp tờ khai theo mẫu và giấy tờ liên quan làm căn cứ thay đổi cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Song thực tế, có những trường hợp công dân không thể bổ sung được các giấy tờ hợp lệ làm căn cứ cho việc cải chính mà chỉ cơ quan đăng ký hộ tịch mới có thể có được thông qua thủ tục xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật hộ tịch. Vì vậy, công dân không thể hoàn thiện hồ sơ để thực hiện cải chính hộ tịch theo yêu cầu của công chức tiếp nhận hồ sơ bộ phận một cửa, từ đó không thực hiện được thủ tục hành chính. Do đó, đối với một số thủ tục hành chính cần xem xét tính linh hoạt, trao đổi giữa việc tiếp nhận hồ sơ với các bộ phận chuyên môn giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo tạo thuận lợi cho công dân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông./.
HCTP