Thực trạng áp dụng luật trong lĩnh lực dân sự:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động áp dụng pháp luật tại phường Phú Thượng quận Tây Hồ thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

Áp dụng pháp luật dân sự là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật dân sự vào những trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể hoặc nhằm xác định rõ quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên hoặc của người thứ ba có liên quan giải quyết các tranh chấp dân sự.

Trong lĩnh vực dân sự không phải bao giờ và khi nào cũng có các qui phạm pháp luật sẵn có để có thể áp dụng trực tiếp, hơn nữa địa bàn cấp xã là nới sát dân nhất, thường xuyên tiếp xúc, làm việc và giải quyết việc trực tiếp với người dân do vậy việc áp dụng tập quán và áp dụng quy phạm pháp luật tương tự vẫn có thể còn được sử dụng trong lĩnh vực dân sự. Hy vọng rằng, khi hệ thống pháp luật dân sự của Nhà nước ta ngày một hoàn thiện hơn, phù hợp với cuộc sống thực tế, thì việc việc áp dụng pháp luật tương tự và áp dụng tập quán sẽ ngày một được thu hẹp và chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết.

Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm và quyền hạn như:

- Trong công tác đôn đốc, yêu cầu thi hành án. Đây là công tác đầu tiên sau khi thụ lý và có vai trò rất quan trọng đối với quá trình thi hành án. Công tác này được tiến hành tốt sẽ đem lại hiệu quả thi hành án nhanh chóng, cắt giảm được nhiều thủ tục luật định. Luật không quy định bắt buộc UBND cấp xã phải tham gia vào công tác này, tuy nhiên trên thực tế, vai trò của UBND cấp xã

trong công tác này rất quan trọng, khi phối hợp tốt với cơ quan thi hành án dân sự thực hiện tốt công tác này, công tác thi hành sẽ đạt kết quả cao đối với người phải thi hành án tại địa phương.

- Trong công tác xác minh thi hành án: Công tác xác minh có vai trò rất quan trọng trong thi hành án dân sự. Kết quả xác minh là cơ sở để Cơ quan thi hành án quyết định áp dụng các thủ tục thi hành án như: ban hành quyết định cưỡng chế, quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án; hoãn, ủy thác thi hành án, lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; phương án hòa giải, thuyết phục thi hành án… Công tác xác minh đòi hỏi Chấp hành viên, cán bộ thi hành án phải đến tận cơ sở tiến hành kiểm tra, xác thực các nguồn thông tin về điều kiện thi hành án.

- Trong công tác cưỡng chế thi hành án: Cưỡng chế là một thủ tục trong thi hành án dân sự, được thực hiện ở nhiều hình thức, mức độ khác nhau như kê biên, khấu trừ thu nhập, tài khoản; buộc giao nhà, quyền sử dụng đất… được quy định cụ thể trong Luật thi hành án dân sự. Sự phối hợp của chính quyền địa phương nơi tiến hành cưỡng chế bảo đảm cơ quan thi hành án dân sự thực hiện tốt thủ tục luật định, lợi ích của người được thi hành án cũng như bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe các bên và an ninh, chính trị tại địa phương.

- Trong tuyên truyền, giáo dục và hòa giải giữa các đương sự: UBND cấp phường phối hợp với các cơ quan, ban ngành thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thi hành án dân sự nói riêng, các quy định pháp luật có liên quan tới công dân, các tổ chức trên địa bàn. Bên cạnh đó UBND cùng với cán bộ cơ quan thi hành án đóng vai trò trọng tài giáo dục, hòa giải giữa người được thi hành án với người phải thi hành án cũng như các bên có liên quan, góp phần đem lại hiệu quả công tác cao, giữ gìn truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động áp dụng pháp luật tại phường Phú Thượng quận Tây Hồ thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w