Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, trả lời Hs đọc bài thơ

Một phần của tài liệu VĂN 6 TUẦN 25 (Trang 27 - 28)

Hs đọc bài thơ

?) Tác giả đã gọi Lượm bằng những từ xưng hô khác

nhau. Hãy tìm và phân tích tác dụng của sự thay đổi đó? (HS TB)

- Chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ.

+ Chú bé: cách gọi của một người lớn với một em trai

nhỏ - thân mật nhưng chưa thật gần gũi, thân thiết. + Cháu: bộc lộ tình cảm gần gũi, thân thiết, ruột thịt, trìu mến.

+ Chú đồng chí nhỏ: thân thiết, trìu mến, trang trọng, nâng tầm vóc Lượm ngang hàng, cùng chí hướng với tác giả.

+ Lượm: bộc lộ tình cảm, cảm xúc cao độ thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán khi nói về sự hi sinh cao đẹp của Lượm.

?) Trong đoạn 2 khi viết về chuyến đi liên lạc cuối

cùng và sự hi sinh anh dũng mà cao đẹp của lượm có những câu thơ, khổ thơ được cấu tạo đặc biệt để thể hiện tâm trạng ,cảm xúc của nhà thơ. Tìm và nêu tác dụng? (HS khá)

- Ra thế

- Lượm ơi!...

=> Câu thơ bị ngắt làm hai dòng tạo sự đột ngột và một khoảng lặng giữa dòng thơ -> xúc động nghẹn ngào, sững sờ đột ngột trước tin Lượm hi sinh -> như tiếng nấc nghẹn ngào của tác giả.

- Thôi rồi,Lượm ơi -> kể lại, hình dung lại sự việc mà tác giả như thấy mình đang phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên đã không kìm được lòng mình mà thốt lên như thế.

- Lượm ơi, còn không? -> Khổ thơ riêng -> nhấn mạnh hướng người đọc suy nghĩ về sự mất còn của Lượm.Là câu hỏi tu từ và tác giả đã gián tiếp trả lời bằng việc nhắc lại hình ảnh lượm vui tươi, hồn nhiên trong hai khổ thơ cuối.

?) Theo em việc lặp lại 2 khổ thơ cuối có dụng ý gì?

Đó là kiểu kết cấu gì? (HS khá- giỏi)

- Khẳng định hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên vẫn còn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước.

*GV: Đây là kiểu cấu trúc đầu cuối tương ứng (kết cấu vòng tròn) khẳng định chú bé Lượm đã hi sinh nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên

tuổi người thiếu niên anh hùng vẫn bất tử, sống mãi cùng non sông đất nước

? Em có nhận xét gì về cảm xúc và tình cảm của tác

giả với Lượm? (HS TB)

Điều chỉnh, bổ sung giáo án

……… ……….

Với các kiểu câu, đoạn thơ

đặc biệt và kết cấu đầu cuối tương ứng tác giả đã thể hiện nỗi đau đớn, xúc động, nghẹn ngào, tiếc thương vô hạn trước sự hi sinh của Lượm và khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người.

Hoạt động 3(5’)

Một phần của tài liệu VĂN 6 TUẦN 25 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w