Ứng dụng dựng hình trong soạn bài và giảng dạy toán lớp

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 65 (Trang 69 - 72)

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thay sách lớp 12 Dương Mạnh Trí THPT Hiệp Hòa 3

b) Dựng hình hộp.

Hình hộp được xác định bởi hai đỉnh đối xứng nhau qua tâm. Để dựng hình hộp, ta chọn công cụ Hình hộp sau đó chọn một điểm trên mặt phẳng cơ sở, bỏ chuột dê đến vị trí thích hợp giữ phím Shift và dê chuột kéo đỉnh thứ 2 lên khỏi mặt phẳng cơ sở.

c) Dựng hình lăng trụ.

Một hình lăng trụ được xác định bởi đa giác đáy và một vectơ. Phương của vectơ là phương của cạnh bên, độ dài vectơ là độ dài cạnh bên. Hướng của vectơ là hướng từ mặt đáy ban đầu đến mặt đáy thứ hai.

Để dựng một hình lăng trụ ta dựng một đa giác trên một mặt phẳng, dựng một vectơ sau đó chọn công cụ Lăng trụ và bấm chuột lần lượt vào đa giác đáy và vectơ vừa dựng.

d) Dựng hình chóp.

Hình chóp được xác định bởi mặt đáy và đỉnh.

Để dựng một hình chóp ta dựng một đa giác trên một mặt phẳng nào đó, dựng một điểm ngoài mặt phẳng đó, sau đó chọn công cụ Hình chóp và lần lượt bấm vào đa giác đáy và đỉnh.

e) Dựng đa diện lồi.

Đa diện lồi được xác định bởi tập hợp nhiều hơn 2 điểm.

Để dựng một đa diện lồi ta chọn công cụ Đa diện lồi sau đó bấm chuột lần lượt vào các điểm là đỉnh của đa diện. Các điểm này có thể có sẵn hoặc không có sẵn.

f) Mđa diện.

Công cụ Mở đa diện dùng để mở một đa diện xem nó được cấu tạo bởi các mặt như thế nào từ đó ta có được cách cắt và gấp giấy để được đa diện đó.

Để mở một đa diện, ta chọn công cụ Mở đa diện sau đó bấm vào đa diện muốn mở. Khi đó đa diện mới được tách các mặt ra, để mở hoàn toàn đa diện bạn ta chọn công cụ Chọn sau đó bấm vào đa diện, giữ chuột trái và dê để mở đa diện.

Để cắt một đa diện, trước tiên ta dựng mặt phẳng sẽ dùng để cắt đa diện sau đó chọn công cụ Đường cắt đa diện và bấm vào mặt phẳng, tiếp đó bấm vào phần đa diện muốn cắt bỏ đi.

2. Đa diện đều.

a) Tứ diện đều

Để dựng tứ diện đều ta sử dụng một trong các cách sau:

Cách 1: Biết mặt phẳng chứa đáy, tâm của một mặt đáy và một đỉnh của đáy. Mặt phẳng phải có trước, tâm và đỉnh có thể xác định sau. (khi dựng có thể bấm Ctrl để chọn phía của mặt phẳng)

Để dựng bằng cách này ta bấm chọn mặt phẳng trước, sau đó bấm chọn điểm là tâm cuối cùng bấm chọn điểm là đỉnh.

Cách 2: Biết một mặt của tứ diện là tam giác đều.

Để dựng bằng cách này ta di chuyển chuột đến tam giác đều, bấm Ctrl để chọn chiều mặt phẳng sau đó bấm chuột để kết thúc việc vẽ.

Chú ý: Trong cách 2, tam giác đều có thể là một mặt của đa diện đều có trước.

b) Hình lập phương

Tương tự như dựng tứ diện đều, nhưng thay tam giác đều bằng hình vuông.

c) Bát giác đều

Bát giác đều là hình có 8 mặt là những tam giác đều bằng nhau. Cách dựng giống như dựng tứ diện đều.

d) Thập nhị diện đều

Thập nhị diện đều là hình có 12 mặt là những ngũ giác đều bằng nhau. Cách dựng giống như dựng tứ diện đều.

e) Nhị thập diện đều

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thay sách lớp 12 Dương Mạnh Trí THPT Hiệp Hòa 3

3. Mặt tròn xoay.

a. Phép đối xứng tâm.

Sau khi chọn công cụ Phép đối xứng tâm ta bấm lần lượt vào tạo ảnh và tâm đối xứng hoặc ngược lại. Nếu tạo ảnh là điểm thì ta phải bấm vào tâm đối xứng trước.

b. Phép đối xứng trục.

Sau khi chọn công cụ Phép đối xứng trục ta bấm lần lượt vào tạo ảnh và trục đối xứng hoặc ngược lại. Nếu tạo ảnh là đường thì ta phải bấm vào trục đối xứng trước.

c. Phép đối xứng qua mặt phẳng.

Sau khi chọn công cụ Phép đối xứng qua mặt phẳng ta bấm lần lượt vào tạo ảnh và mặt đối xứng hoặc ngược lại. Nếu tạo ảnh là mặt phẳng thì ta phải bấm vào mặt đối xứng trước.

d. Phép tịnh tiến.

Sau khi chọn công cụ Phép tịnh tiến ta bấm lần lượt vào tạo ảnh và vec tơ tịnh tiến hoặc ngược lại. Nếu tạo ảnh là vec tơ thì ta phải bấm vào vec tơ tịnh tiến trước.

e. Phép quay quanh trục và điểm.

Sau khi chọn công cụ Phép tịnh tiến ta bấm lần lượt vào tạo ảnh và trục quay hoặc ngược lại (trục quay là đối tượng “thẳng”) sau đó chọn một điểm bất kỳ trong không gian, quay điểm này đến vị trí thích hợp và bấm chuột một lần nữa. Nếu tạo ảnh là đối tượng “thẳng” thì ta phải bấm vào trục quay trước.

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 65 (Trang 69 - 72)