-Xếp hàng ngay ngắn đi thẳng hàng về đến nhà và để xe đúng nơi quy định. -Lồng ghép văn hoá địa phương: ĐỀN THỜ ÔNG BÀ ĐỖ CÔNG TƯỜNG
Trên đường Lê Lợi thuộc phường 2, thành phố Cao Lãnh có một ngôi đền được kiến tạo cân đối hài hòa, cổ kính trang nghiêm, đẹp rực rỡ đó là đền thờ ông bà Đỗ Công Tường hay còn gọi ông bà Chủ chợ Cao Lãnh.
Ông bà Đỗ Công Tường tục danh là Lãnh. Người sinh quán ở miền Trung đến lập nghiệp tại làng Mỹ Trà dưới triều Gia Long vào năm Đinh Sửu (1817). Với đức tính cần cù, chịu khó, ông bà đã khai khẩn đất hoang, trồng được một vườn quít khá lớn, cây trái sum suê. Nơi đây thuận đường sông, đường bộ nên dân làng thường tụ họp để trao đổi, mua bán cây trái và hàng hóa ngày càng đông, lâu ngày thành chợ “vườn quít”. Với đức tính cương trực, thẳng thắn nên được dân làng chọn giữ chức Câu đương, phân xử những vụ tố tụng trong làng.
Năm 1820, bệnh dịch tả hoành hành làm chết rất nhiều người trong làng. Với tấm lòng nhân từ, ông bà đã lập bàn hương án, cầu nguyện Phật, Trời xin chết thay cho dân chúng. Qua ba ngày cầu khẩn, chay
tịnh thì bà chết, ngày sau ông cũng chết theo vì dịch bệnh. Nhân dân trong làng lo an táng xong thì dịch bệnh cũng chấm dứt.
Ghi nhớ công ơn và tấm lòng nghĩa hiệp, bác ái, nhân từ của ông bà nhân dân lập đền thờ (năm 1820) ngay ngôi mộ ông bà để thờ phượng, lấy ngày mùng 9 và mùng 10 tháng 6 (âm lịch) hàng năm làm ngày giỗ. Sau đó, chợ vườn quít được ghép chức trong làng của ông Câu đương với tục danh của ông là Lãnh thành chợ Câu Lãnh. Chợ Câu Lãnh ngày càng sung thịnh, người Việt, người Hoa, người Khơme đến buôn bán tấp nập, âm trại Câu Lãnh dần dần phát âm thành Cao Lãnh. Địa danh Cao Lãnh ra đời từ đó và lưu truyền đến ngày nay.