KTBC I BÀI MỚ

Một phần của tài liệu nghe trong lua (Trang 54 - 57)

Thực hành

HS tiến hành phun thuốc trừ sâu theo đúng quy trình đã học.

02/3/2017

Tiết 67: PHUN THUỐC TRỪ SÂU CHO LÚA

A. Mục tiêu

HS nắm được phương pháp phun thuốc trừ sâu cho lúa và ý thức được an toàn khi sử dụng thuốc trừ sâu.

B. Nội dung I. KTBC

1/ Phun tuốc trừ sâu có tác dụng gì? Nêu ưu điểm và nhược điểm của biện pháp phun thuốc trừ sâu cho lúa?

2/ Khi phun thuốc trừ sâu cho lúa cần đảm bảo các yêu cầu gì?

II. BÀI MỚI

Thực hành: HS tiến hành phun thuốc trừ sâu theo đúng quy trình đã học.

03/3/2017

Tiết 68: ÔN TẬP

A. Mục tiêu

Nhằm củng cố kiến thức cho học sinh trong phần thực tập sản xuất, để chuẩn bị kiểm tra. B. Nội dung

I. KTBCII. BÀI MỚI II. BÀI MỚI

HOẠT ĐỘNG GV & HS NỘI DUNG

- Khi chọn ruộng gieo mạ cần lưu ý những vấn đề gì?

- Phương pháp ngâm ủ giống và gieo mạ?

- Biện pháp kỹ thuật làm ruộng đất cấy và bón lót ruộng cấy?

1/ Làm ruộng mạ

- Chọn ruộng gieo mạ

- Làm đất, bón phân lót ruộng mạ

- Xử lý ngâm ủ giống và phương pháp gieo - Chăm sóc mạ

2/ Biện pháp kỹ thuật làm đất ruông cấy, bón lót vào ruộng cấy. bón lót vào ruộng cấy.

- Chân đất thịt nặng.

- Kỹ thuật cấy bao gồm những nguyên tắc nào?

- Bón phân lót ruộng cấy

3/ Cấy lúa

- Thời vụ cấy lúa - Kỹ thuật cấy

C . Củng cố

- Khi chọn ruộng gieo mạ cần lưu ý những vấn đề gì? Phương pháp ngâm ủ giống và gieo mạ?

- Biện pháp kỹ thuật làm ruộng đất cấy và bón lót ruộng cấy?

03/3/2017

Tiết 69: ÔN TẬP

A. Mục tiêu

Nhằm củng cố kiến thức cho học sinh trong phần thực tập sản xuất, để chuẩn bị kiểm tra. B. Nội dung

HOẠT ĐỘNG GV & HS NỘI DUNG

- Kỹ thuật cấy bao gồm những nguyên tắc nào?

- Trong quá trình chăm sóc cần lưu ý những khâu kỹ thuật nào?

- Nêu phương pháp làm thí nghiệm về lúa ở ruộng mạ và ruộng lúa?

- Nêu phương pháp nhận biết sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ và cuốn lá lớn?

4/ Chăm sóc lúa

- Làm cỏ sục bùn và bón phân thúc - Điều tiết nước

- Phòng trừ sâu bệnh cho lúa

5/ Bố trí thí nghiệm đơn giản về lúa

- ở ruộng mạ - ở ruộng lúa

6/ Nhận biết một số sâu hại lúa

- Sâu đục thân hai chấm - Sâu đục thân năm vạch - Sâu cuốn lá nhỏ, lớn

7/ Phun thuốc trừ sâu cho lúaC . Củng cố C . Củng cố

- Biện pháp kỹ thuật làm ruộng đất cấy và bón lót ruộng cấy? Kỹ thuật cấy bao gồm những nguyên tắc nào? Trong quá trình chăm sóc cần lưu ý những khâu kỹ thuật nào?

- Nêu phương pháp làm thí nghiệm về lúa ở ruộng mạ và ruộng lúa?

03/3/2017

Tiết 70: KIỂM TRA: 1 TIẾT

A. Mục tiêu

Nhằm đánh giá kiến thức của học sinh trong phần thực tập sản xuất. Từ đó GV có phương pháp bổ sung kiến thức cho HS.

I/ Đề Câu1:

Nói rõ phương pháp xử lý ngâm ủ giống, phương pháp gieo và cách chăm sóc mạ.

Câu2:

Kỹ thuật cấy dựa vào những yếu tố nào? Nói rõ từng yếu tố đó?

Câu3:

Nêu đặc điểm nhận biết sâu đục thân hai chấm và sâu cuốn lá nhỏ?

II/ Hướng dẫn chấm Câu1: ()

a/ Phương pháp xử lý ngâm ủ giống và phương pháp gieo: - Hạt giống trước khi gieo cần phơi lai nắng, sàng sảy cho sạch. - Ngâm vào dung dịch Phalidan 0,1% trong 48 giờ.

- Ngâm hạt giống trong nước khoảng 40 giờ để hạt giống hút đẫy nước(sau10h lại thay nước một lần).

- Vớt hạt giống để ráo nước rồi đem ủ. Hàng ngày tưới nước hai lần vào buổi sáng và buổi tối.

- Lượng giống gieo vụ xuân 10-12kg/100m2 (khi gieo phải đảm bảo 2/3 hạt giống ngập trong bùn.

- Thời gian gieo: vụ xuân gieo vào buổi sáng, vụ mùa gieo vào buổi chiều.

- Kỹ thuật gieo: đối với ruộng mạ là đất cát hoặc đất cát pha sau khi lên luống xong gieo ngay (khi gieo ném nặng tay). Đối với đất thịt sau khi lên luống chờ cho lớp bùn se lại mới gieo (ném nhẹ tay)

b/ Chăm sóc mạ

Chăm sóc mạ vụ mùa:

- Nước: Từ lúc gieo cho đến khi mạ 3-4 lá cần giữ cho mặt ruộng có độ ẩm 100%. Sau đó giữ mực nước 2-3cm. Trước khi nhổ cấy 5-7 ngày cần tháo nước cạn.

- Phân bón: Nếu ruộng mạ còn xấu cần bón thêm đạm Không quá 1kg/100m2. Bón thúc sớm khi mạ 3-4 lá.

Chăm sóc mạ vụ xuân: Chăm sóc như vụ mùa, nhưng chủ yếu là chống rét là chính.

Câu2: (3đ)

Kỹ thuật cấy dựa vào những yếu tố:

a/ Mật độ cấy: cấy dài hay thưa phải dựa vào nguyên tắc sau: - Các giống thấp cây, lá đứng cấy dày hơn giống cao cây, lá ngả. - Các giống để nhánh khoẻ hơn cấy thưa hơn giống để ít nhánh.

- Cùng một giống, cùng một chân đất, ruộng có nhiều phân bón cấy thưa hơn ruộng bón ít phân.

Mật độ cấy phụ thuộc vào từng vụ mùa:

- Vụ chiêm lúa cấy thưa nhưng tăng số dảnh ở mỗi khóm.

- Vụ lúa mùa: Chân ruộng trũng cấy mật độ 25-28 khóm/m2, mỗi khóm 7-8 dảnh. Chân ruộng cao cấy từ 32-36 khóm/m2.

b/ Độ sâu: Tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ và từng chân ruộng mà định độ cấy nông sâu sao cho lúa chóng bén và đẻ tốt

- các giống lúa chiêm phải cấy sâu tay (3-4cm là tốt nhất). Các giống lúa xuân nhất thiết phải cấy nông (2-3cm), muốn cấy nông nên áp dụng phương cấy ngửa tay. Các giống lúa mùa cũng cấy nông, ở chân đất nông cấy sâu 2-3cm, ở ruộng trũng cấy sâu hơn 3-4cm.

a/ Nêu đặc điểm nhận biết sâu đục thân hai chấm:

- Ngài đực: thân dài 8-9 mm , cánh trước màu nâu nhạt, mép cánh ngoài có 8-9 chấm nhỏ. - Ngài cái: Thân dài 10-13 mm, cánh trước màu vàng nhạt có một chấm đen ở giữa cánh, cuối bụng có một chùm lông màu vàng nhạt.

- Trứng đẻ theo ổ, có lớp lông tơ phủ bên ngoài,mỗi ổ có khoang 50-150 trứng. b/ Đặc điểm nhận biết sâu cuốn lá nhỏ:

- Ngài nhỏ, dài 8-10 mm, màu vàng nâu, cánh có 2 vâng ngang hình làn sóng, màu tro. Mép ngoài của cánh có viền màu nâu

sẫm hoặc xám.

- Trứng hình bầu dục, màu vàng nhạt. - Sâu non có mù xanh lá mạ.

Một phần của tài liệu nghe trong lua (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w