0,1N B 0,2N C 0,3N D 0,4N Đáp án: C

Một phần của tài liệu Cau hoi Vat li 8 (Trang 61 - 65)

Đáp án: C

Phần 02: TL ( 2 câu )

Câu 1: VDT ( Vận dụng được công thức tính vận tốc trung bình)

Một người đi từ nhà đến cơ quan với vận tốc 40km/h, đi từ cơ quan về tới nhà với vận tốc 45km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường. Đáp án: 42,35km/h

Câu 2: VDC (Vận dụng được công thức tính vận tốc trung bình)

Một vận động viên đua xe đang luyện tập trên quãng đường dài 7km, lúc đi anh ta đi hết 15 phút, lúc về đi hết 20 phút. Tính vận tốc trung bình mà anh ta đi được.

Đáp án: 24km/h

Bộ môn: Vật lí Lớp 8 BÀI: CÔNG SUẤT Phần 01: TNKQ (4 câu )

Câu 1: Biết ( Nhận biết được công suất)

Để so sánh tốc độ làm việc của hai máy, người ta so sánh:

E. Công thực hiện của hai máy, máy nào sinh công lớn hơn thì tốc độ làm việc nhanh hơn

F. Thời gian làm việc của hai máy, máy nào làm thời gian ngắn hơn thì tốc độ làm việc nhanh hơn

G. Công suất: máy nào làm việc với công suất lớn hơn thì tốc độ làm việc nhanh hơn

H. Công và thời gian: máy nào sinh công và thời gian thực hiện lớn thì máy đó làm việc với tốc độ nhanh hơn

Đáp án: C

Câu 2: Biết (Nhận biết được công suất)

Một máy thứ nhất thực hiện một công A1 trong thời gian t1. Máy thứ hai thực hiện công A2 = 2A1 trong thời gian t2 = 4t1 . Máy nào có công suất lớn hơn? Tại sao? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

E. Máy thứ hai có công suất lớn hơn vì thực hiện trong thời gian dài hơn và công sinh ra lớn hơn

F. Máy thứ hai có công suất lớn hơn vì công thực hiện lớn hơn

G. Máy thứ hai có công suất nhỏ hơn vì công thực hiện lớn gấp hai lần máy thứ nhất nhưng thời gian lại dài hơn gấp bốn lần

H. Máy thứ hai có công suất bằng với công suất của máy thứ nhất Đáp án: C

Câu 3: Hiểu ( Tính được công từ công suất)

Một máy cày hoạt động với công suất 800W, trong 6h máy đó đã thực hiện được một công bằng bao nhiêu?

A. 4800J B. 133,33J C. 17280kJ 288kJ Đáp án: C

Câu 4: VDT ( Vận dụng được công thức tính công suất để so sánh)

Nam thực hiện được một công 36kJ trong thời gian 10 phút. Long thực hiện được một công 42kJ trong thời gian 14 phút. Ai làm việc khỏe hơn?

A. Nam làm khỏe hơn Long B. Long làm việc khỏe hơn Nam C. Hai người làm khỏe như nhau D. Không so sánh được

Đáp án: A

Phần 02: TL ( 2câu )

Câu 1: VDT ( Vận dụng được công thức tính công suất để tính vận tốc)

Một đầu máy kéo một chiếc xe bằng lực 2500N chạy đều. Biết công suất làm việc của đầu máy là 25Kw, tính vận tốc mà xe đạt được.

Đáp án: 10m/s

Câu 2: VDC ( Vận dụng được công thức tính công suất)

Một người thợ xây chuyển gạch từ tầng 1 lên tầng 2 có độ cao 4m, biết mỗi lần như vậy anh ta phải mất thời gian 1 phút để chuyển được 10 viên gạch , mỗi viện nặng 1,5kg. Tính công suất làm việc của người thợ đó.

Đáp án: 10W.

BÀI: CƠ NĂNG Phần 01: TNKQ ( 4 câu )

Câu 1: Biết ( Nhận biết khi nào vật có cơ năng) Khi nào vật có cơ năng?

E. Khi vật có khả năng thực hiện một công cơ học F. Khi vật có khả năng nhận một công cơ học G. Khi vật thực hiện được một công cơ học H. Cả ba trường hợp nêu trên

Đáp án: A

Câu 2: Biết ( Nhận biết được vật có khối lượng , vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn)

Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên mặt sàn nằm ngang, nhận xét nào sau đây là đúng?

E. Vật có thể tích càng lớn, thì động năng càng lớn F. Vật có thể tích càng nhỏ, thì động năng càng lớn G. Vật có vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn

H. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau Đáp án: C

Câu 3: Hiểu ( Hiểu được ví dụ về thế năng đàn hồi)

Qủa bóng bay bị bóp lại, cơ năng của quả bóng thuộc loại nào? A. ThẾ năng hấp dẫn B. Thế năng đàn hồi

C.Động năng D. Không có năng lượng Đáp án: B

Câu 4: VDT ( Biết được năng lượng của một vật tồn tại ở dạng nào?) Viên bi lăn trên mặt đất, năng lượng của nó tồn tại ở dạng nào? A. Thế năng hấp dẫn B. Thế năng đàn hồi

C. Động năng D. Một loại năng lượng khác Đáp án: C

Phần 02: TL ( 2 câu )

Câu 1: VDT ( Biết được hai dạng tồn tại của cơ năng)

Một học sinh rót nước từ phích vào cốc, cơ năng của dòng nước tồn tại ở dạng nào?

Đáp án: Thế năng hấp dẫn và động năng Câu 2: VDC (Nhận biết được động năng)

Khi nào người đứng yên trên mặt đất vẫn có động năng?

Đáp án: Nếu chọn vật mốc ở ngoài trái đất thì người đứng trên trái đất vẫn có động năng.

Bài : CÁC CHẤT DƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? Phần 01: TNKQ (4 câu)

Câu 1:Biết ( Được giữa các phân tử , nguyên tử có khoảng cách ) Khi đổ 50 cm3 rượu vào 503 nước ta thu được hỗn hợp rượu và nước có thể tích:

A. Bằng 100cm3 B. Lớn hơn 100cm3

C. Nhỏ hơn100cm3 D.Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3

Đáp án: C

Câu 2: Biết ( Được các chất đều được cấu tạo từ các phân tử,nguyên tử) Chọn câu trả lời đúng:

A. Nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất cấu tạo nên vật.

B. Vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, đó là các nguyên tử, phân tử. C. Phân tử là nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

D. Các câu A , B , C đều đúng. Đáp án: D

Câu 3: Hiểu ( Tính được kích thước của các nguyên tử ,phân tử )

Xếp 100 triệu phân tử của một chất nối liền nhau thành một hàng thì cũng chưa dài đến 2cm .Điều này cho thấy kích thước của phân tử :

A.Cỡ 2.10-6 cm B.Lớn hơn 2.10-7 cm C.Nhỏ hơn 2.10-8 cm

D.Từ 2.10-7 cm đến 2.10-6cm Đáp án : A

Câu 4: VDT ( Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử ,nguyên tử có khoảng cách )

Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp ? A. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại .

C. khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại .

D. Vì giữa các PT của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử khí có thể thoát ra ngoài.

Đáp án: D Phần TL:

Câu 1: VDT (Biết được giữa các phân tử ,nguyên tử có khoảng cách ) Tại sao các chất trông có vẻ như liền một khối, mặc dù chúng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt ?

Đáp án: Vì các hạt vật chất này rất nhỏ ,nên mắt thường không thể nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng

Câu 2: VDC ( Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giửa các phân tử ,nguyên tử có khoảng cách )

Đỗ một ly nước lên tấm gỗ ,sau thời gian ngắn nước không còn đọng lại trên tấm gỗ .Nước đã đi đâu? Em hãy giải thích hiện tượng trên

Đáp án : Khi đổ nước lên tấm gỗ ,do giữa các phân tử ,nguyên tử cảu gỗ có khoảng cách nên nước chui vào những khoảng trống đó .Vì thế mà ta không còn thấy nước đọng phía trên gỗ

BÀI: NGUYÊN TỬ ,PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN

Phần 01: TNKQ (4 Câu)

Câu 1: Biết (Biết được các phân tử ,nguyên tử chuyển động không ngừng)

Trong các hiện tượng sau đây ,hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử ,phân tử gây ra?

Một phần của tài liệu Cau hoi Vat li 8 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w