Khi ta vận động, các sợi bông cọ sát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông Đáp án: B

Một phần của tài liệu Cau hoi Vat li 8 (Trang 67 - 70)

Đáp án: B

Phần 02: TL (2câu)

Câu 1: VDT (giải thích một số hiện tượng đơn giản về sự dẫn nhiệt)

Đun nước bằng ấm nhôm và ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn?

Đáp án: ấm nhôm

Câu 2: VDC (giải thích một số hiện tượng đơn giản về sự dẫn nhiệt)

Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng ? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào ?

Đáp án: Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước ,nở ra và làm vỡ cốc .Nếu cốc mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vở

Phấn 01: TNKQ (4câu)

Câu 1: Biết ( Biết được đối lưu là sự truyền nhiệt xãy ra ở chất nào)

Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào ?

A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất khí.

C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. D. Ở chất lỏng, chất khí, chất rắn. Đáp án: C

Câu 2: Biết ( Nêu được ví dụ về bức xạ nhiệt)

Trong chân không một miếng đồng được đun nóng có thể truyền nhiệt cho một miếng đồng không được đun nóng

A. Chỉ bằng bức xạ nhiệt.

B. Chỉ bằng bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt. C. Chỉ bằng bức xạ nhiệt và đối lưu.

D. Bằng bức xạ nhiệt, dẫn nhiệt và đối lưu. Đáp án: A

Câu 3: Hiểu (Nêu được ví dụ về đối lưu)

Ngăn đá của tủ lạnh thường được đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng A. Dẫn nhiệt. B. Bức xạ nhiệt. C. Đối lưu. D. Bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt. Đáp án: C

Câu 4: VDT ( Biết được khi hiện tượng đối lưu xảy ra thì trọng lượng riêng như thế nào)

Khi hiện tượng đối lưu đang xảy ra trong chất lỏng thì

A. Trọng lượng riêng của cả khối chất lỏng đều tăng lên.

B. Trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên nhỏ hơn của lớp ở dưới. C. Trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên lớn hơn của lớp ở dưới. D. Trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên bằng của lớp dưới. Đáp án: C

Phần 02: TL ( 2 câu)

Câu 1: VDC ( Giải thích được hiện tượng liên quan đến ối lưu) Tại sao khi ướp cá người ta thường đổ đá lên mặt trên của cá?

Đáp án: Vì trong sự đối lưu ,nếu đổ đá lên trên thì không khí lạnh hơn sẽ đi xuống phía dưới do đó sẽ làm lạnh được toàn bộ con cá

Câu 2: VDT (Giải thích được hiện tượng liên quan bức xạ nhiệt)

Tại sao các bể xăng lại thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc ?

Đáp án: Lớp nhũ màu trắng phản xạ tốt các tia nhiệt ,hấp thụ các tia nhiệt kém nên hạn chế được truyền nhiệt từ bên ngoài vào làm cho xăng đỡ nóng hơn BÀI: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG

Câu 1: Biết ( nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào)

Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào :

A. Khối lượng , độ tăng nhiệt độ. B. Độ tăng nhiệt độ , nhiệt dung riêng.

C. Nhiệt dung riêng , khối lượng , độ tăng nhiệt độ. D. Khối lượng , độ tăng nhiệt độ , nhiệt lượng

Đáp án: C

Câu 2: Biết ( Biết được đơn vị của nhiệt lượng còn dược tính bằng calo) . Đơn vị nhiệt lượng còn được tính bằng :

A. Calo B. Kg C. nhiệt độ D. J /kg

Đáp án: A

Câu 3: Hiểu ( nắm được công thức tính nhiệt lượng)

Trong các công thức sau , công thức nào tính nhiệt lượng vật cần thu vào

để nóng

A. Q = m .c B. Q = m.c. t C. Q = m.c. t D. Q = m.c. Δt. Đáp án: D

Câu 4: VDT (Vận dụng được công thức Q = m.c. Δt để giải một số bài tập)

Khi cung cấp nhiệt lượng 8400J cho 1kg của một chất , thì nhiệt độ của chất này tăng thêm 20C , Chất này là:

A. đồng B. rượu C. nước D.nước đá

Đáp án: C

Phần 02: TL ( 2 câu )

Câu 1: VDT (Vận dụng được công thức Q = m.c. Δt để giải một số bài tập) Để đun nóng 5 lít nước từ 200C lên 400C , cần bao nhiêu nhiệt lượng? ( cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K )

Trả lời : Q = m.c ( t2 –t1) = 5 . 4200 .( 40 – 20 ) = 420000 ( J )

Câu 2: VDC (Vận dụng được công thức Q = m.c. Δt để giải một số bài tập) Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ ? ( cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K )

Một phần của tài liệu Cau hoi Vat li 8 (Trang 67 - 70)