Những giải pháp đối với cơ quan quản lý, nhà nước 1 Xây dựng bộ quy tắc du lịch có trách nhiệm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH XU HƯỚNG DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

3.1.1. Xây dựng bộ quy tắc du lịch có trách nhiệm

Cốt lõi của Du lịch có trách nhiệm là những nguyên tắc của du lịch bền vững, phát triển du lịch phải dựa trên cơ sở bền vững. Bộ quy tắc du lịch có trách nhiệm phải đảm bảo lâu dài về mặt sinh thái, đồng thời phải có hiệu quả về khía cạnh kinh tế và phải công bằng về mặt xã hội – văn hóa đối với cộng đồng đia phương

Đầu tiên, về nền tảng môi trường. Du lịch phải đảm bảo một số giải pháp có thể chấp nhận được đối với các ảnh hưởng từ hoạt động du lịch lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự đa dạng sinh học và khả năng thích hợp với bất kỳ tác động nào mà du lịch tạo nên. Cần phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách có trách nhiệm và việc sử dụng bền vững tài nguyên cũng là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài. Phải giảm được việc tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng đóng góp phần nâng cao chất lượng du lịch. Duy trì và phát triển được tính đa dạng của tự nhiên là rất quan trọng, phải bảo tồn được di sản thiên nhiên và tính đa dạng của nền sinh thái thì mới tạo ra được sức bật cho ngành du lịch.

Tiếp theo, về nền tảng xã hội – văn hóa. Du lịch cần phải quan tâm đến các ảnh hưởng của nó đối với các di sản văn hóa và các yếu tố truyền thống. Nên việc sử dụng và bảo tồn các tài nguyên, các di sản văn hóa một cách chặt chẽ thì các giá trị ấy sẽ trở thành một công cụ đắc lực cho việc phát triển du lịch. Cần Phải được tôn trọng và bảo vệ tính xác thực của văn hóa xã hội và di sản ngoài ra cũng cần tôn trọng các giá trị truyền thống của ông cha ta để lại. Nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng các nền văn hóa khác. Thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương, không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

Cuối cùng, là về nền tảng kinh tế. Sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ và các cộng đồng địa phương tiến hành các hoạt động lồng ghép được ngành du lịch vào

trong quy hoạch phát triển địa phương. Kêu gọi được chính phủ và các tổ chức khác định hướng cho các khoản viện trợ liên quan đến du lịch, hỗ trợ cho nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế địa phương cũng như tránh gây hại cho môi trường. Phải đảm bảo được lợi ích kinh tế thiết thực và lâu dài cho cộng đồng địa phương. Đào tạo cộng đồng địa phương kinh doanh du lịch nhằm cải thiện được sản phẩm du lịch tại địa phương, nâng cao được đời sống và vật chất ở địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo. Đưa ra các nghiên cứu mới nhằm giải quyết các vấn đề và mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH XU HƯỚNG DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM (Trang 26 - 27)