Lựa chọn loại cốp pha cây chống

Một phần của tài liệu Thuyết minh Đồ án Kỹ thuật thi công 1 (Trang 48 - 53)

1. Giải pháp công nghệ

1.1.2. Lựa chọn loại cốp pha cây chống

a. Cốp pha

- Hiện nay ở nớc ta có thể phân loại cốp pha theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là phân loại theo vật liệu chế tạo và theo cách sử dụng chúng.

- Theo cách sử dụng phân chúng thành 2 loại: Loại cố định và loại vận chuyển. - Theo vật liệu chế tạo gồm:

+ Cốp pha làm từ gỗ xẻ;

+ Cốp pha làm từ gỗ dán, gỗ ván ép; + Cốp pha kim loại;

+ Cốp pha bê tông cốt thép; + Cốp pha gỗ thép kết hợp; + Cốp pha nhựa.

* Cốp pha gỗ xẻ:

Cốp pha gỗ xẻ đợc sản xuất từ các tấm ván gỗ có chiều dày từ 2,5 đến 4cm. Gỗ sản xuất cốp pha là loại gỗ nhóm VII, VIII. Các tấm gỗ này liên kết với nhau thành từng mảng theo kích thớc yêu cầu, mảng cốp pha đợc chế tạo từ các tấm ván, nẹp gỗ và các đinh liên kết. Cốp pha gỗ xẻ có u điểm và nhợc điểm sau:

- u điểm:

+ Dễ tạo hình dáng, kích thớc theo yêu cầu của kết cấu; + Công nghệ gia công sản xuất không phức tạp.

- Nhợc điểm:

+ Cốp pha gỗ xẻ dễ bị h hỏng nên số lần sử dụng lại ít vì vậy giá thành cao hơn; + Hiện nay do yêu cầu bảo vệ môi trờng nên nó chỉ còn sử dụng ở các công trình nhỏ, trong một số năm tới, cốp pha gỗ xẻ không còn đợc sử dụng nữa. Vì vậy cốp pha gỗ xẻ không phải là phơng án tối u để ta chọn lựa thi công công trình.

* Cốp pha gỗ dán, gỗ ván ép:

Gỗ dán, gỗ ván ép đợc chế tạo trong nhà máy với kích thớc 1,2x2,4m có chiều dày từ 1 đến 2,5cm, trờng hợp cần thiết có thể đặt hàng sản xuất theo kích thớc yêu cầu.

Gỗ dán hoặc gỗ ván ép kết hợp với các sờn gỗ hoặc các sờn kim loại tạo thành các mảng cốp pha có độ cứng lớn.

- u điểm:

Làm giảm chi phí gia công trên công trờng, bể mặt phẳng. - Nhợc điểm:

Sử dụng không đợc nhiều lần nên ta không sử dụng loại cốp pha này. * Cốp pha nhựa:

Giá thành tơng đối hợp lý, vì loại cốp pha nhựa đợc định hình sẵn nên việc thi công lắp ráp đợc tiện lợi.

- Nhợc điểm:

Vì cốp pha nhựa định hình sẵn nên khó tạo hình dáng theo ý muốn, khó gia công, tính luân chuyển ít, hay h hỏng, mất mát nên ta không chọn đa vào thi công công trình.

* Cốp pha thép: - u điểm:

Có tính vạn năng lắp ghép cho những đối tợng kết cấu khác nhau: móng khối lớn, dầm, sàn, cột…

Trọng lợng các ván nhỏ, tấm nặng nhất khoảng 16 kG, thích hợp cho việc vận chuyển, tháo lắp bằng thủ công.

Hệ số luân chuyển lớn do đó giảm đợc chi phí ván khuôn sau một thời gian sử dụng.

- Nhợc điểm:

Vì cốp pha thép đợc sản xuất đồng loạt theo kích thớc đặc trng nên khi gặp các cấu kiện kiến trúc phức tạp thì không thể thi công đợc.

Ván khuôn kim loại giá thành cao vì vậy ta phải tăng số lần luân chuyển để giảm đi giá thành chung. Do vậy chỉ có lợi khi thi công những công trình lớn hay công trình gồm nhiều hạng mục, công trình ở gần trung tâm để giảm chi phí chung, còn các công trình nhỏ, lẻ xa trung tâm thì không nên dùng vì hiệu quả không cao.

Từ những phân tích trên và dựa vào đặc điểm công trình, đơn vị thi công ta chọn ván khuôn kim loại là hợp lý nhất vì:

- Công trình nằm trong quy hoạch gồm nhiều hạng mục thi công song song, liên tục nhau nên ván khuôn dùng phải có số lần luân chuyển cao giảm giá thành cũng nh giảm chi phí kho bảo quản ván khuôn. Mặt khác để đảm bảo cho bê tông đạt chất l- ợng cao thì hệ cây chống cũng nh ván khuôn cần đảm bảo độ cứng cũng nh độ ổn định.

- Hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ thi công, mau chóng đa công trình vào sử dụng thì cây chống cũng nh ván khuôn phải đợc thi công lắp dựng nhanh chóng, thời gian thi công công tác này ảnh hởng rất nhiều tới tiến độ thi công khi mặt bằng công trình xây dựng rộng lớn, do vậy cây chống và ván khuôn phải có tính chất định hình.

- Do vậy việc sử dụng ván khuôn kim loại làm chủ đạo kết hợp với ván khuôn gỗ cho những kết cấu, kích thớc mà ván khuôn gỗ không thể thi công là hợp lý hơn cả và thoả mãn các yêu cầu đặt ra.

- Chọn ván khuôn thép định hình đợc liên kết với nhau bằng khoá chữ U thông qua các lỗ trên các sờn. Bộ ván khuôn bao gồm:

+ Các tấm khuôn chính; + Các tấm góc;

+ Các phụ kiện liên kết;

+ Ván khuôn kim loại do công ty thép NITETSU của Nhật Bản chế tạo.

- Các thông số kỹ thuật của ván khuôn kim loại này đợc trình bày trong công tác tính toán thi công móng, giằng móng.

b. Cây chống

Hiện nay ở nớc ta trong xây dựng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp cây chống thờng đợc sử dụng các loại cây chống sau:

- Cây chống gỗ

- Cây chống thép đơn - Giáo chống tổ hợp * Cây chống gỗ:

Là cây chống thông dụng từ xa xa đến nay do trớc đây vật liệu làm cây chống cha phổ biến, giá thành cao, nên cây chống gỗ hay đợc sử dụng.

- u điểm:

Cây chống gỗ giá thành rẻ, đợc sử dụng trong các công trình nhỏ lẻ xa xôi. - Nhợc điểm:

Cây chống gỗ có khả năng chịu lực không đợc tốt vì khó xác định cờng độ chịu lực không đồng đều cho toàn bộ cây chống trong công trình hơn nữa cũng nh cốp pha gỗ ngày nay cây chống gỗ ngày càng hạn chế vì cây chống gỗ ngày nay khan hiếm và nhà nớc không khuyến khích sử dụng cây chống gỗ để bảo vệ tài nguyên của môi tr- ờng. Ta không sử dụng cây chống gỗ để đa vào công trình.

* Cây chống thép (Cây chống công cụ):

- Thờng đợc sản xuất từ thép ống, nó có thể đợc chế tạo dạng cây chống đơn hay cây chống tổ hợp. Cũng nh cốp pha kim loại đầu t cho việc mua cây chống thép khá lớn nhng số lần luân chuyển cao do vậy khấu hao vào giá thành công trình thấp.

- Các bộ phận nhẹ phù hợp khả năng chuyên chở trên công trờng.

- Vì vậy ta quyết định sử dụng giáo PAL chống đỡ dầm sàn do hãng Hoà Phát chế tạo và cây chống đơn kim loại của hãng LENEX để chống đỡ cột.

- Ưu điểm của giáo PAL:

+ Giáo PAL có thể sử dụng thích hợp cho mọi công trình xây dựng với những kết cấu nặng đặt ở độ cao lớn;

+ Giáo PAL làm bằng thép nhẹ, đơn giản, thuận tiện cho việc lắp dựng, tháo dỡ, vận chuyển nên giảm giá thành công trình;

+ Giáo PAL cho phép lắp ghép tạo khối có chân đế hình

mà các loại dàn giáo khác không có đợc (chỉ tạo đợc dới dạng vuông).

+ Giáo PAL đợc thiết kế trên cơ sở một hệ khung tam giác đợc lắp dựng theo kiểu tam giác hoặc tứ giác cùng các phụ kiện kèm theo nh:

Phần khung tam giác tiêu chuẩn; Thanh giằng chéo và giằng ngang;

Kích chân cột và đầu cột; Khớp nối khung; Chốt giữ khớp nối.

Bảng cao độ và tải trọng cho phép của giáo PAL

Lực giới hạn của cột chống (kG) 35300 22890 16000 11800 9050

Chiều cao (m) 0,75 1 1,2 1,5 1,75

- Trình tự lắp dựng:

+ Đặt bộ kích (gồm đế và kích), liên kết các bộ kích với nhau bằng giằng nằm ngang và giằng chéo.

+ Lắp khung tam giác vào từng bộ kích, điều chỉnh các bộ phận cuối của khung tam giác tiếp xúc với đai ốc cánh.

+ Lắp tiếp các thanh giằng nằm ngang và giằng chéo.

+ Lồng khớp nối và làm chặt chúng bằng chốt giữ. Sau đó chống thêm một khung phụ lên trên.

+ Lắp các kích đỡ phía trên.

+ Toàn bộ hệ thống của giá đỡ khung tam giác sau khi lắp dựng xong có thể điều chỉnh chiều cao nhờ hệ kích dới trong khoảng từ 0 đến 750 mm.

Trong khi lắp dựng chân chống giáo PAL cần chú ý những điểm sau:

+ Lắp các thanh giằng ngang theo hai phơng vuông góc và chống chuyển vị bằng giằng chéo. Trong khi dựng lắp không đợc thay thế các bộ phận và phụ kiện của giáo bằng các đồ vật khác.

+ Toàn bộ hệ chân chống phải đợc liên kết vững chắc và điều chỉnh cao thấp bằng các đai ốc cánh của các bộ kích.

+ Phải điều chỉnh khớp nối đúng vị trí để lắp đợc chốt giữ khớp nối. - Chọn cây chống đơn kim loại.

Sử dụng cây chống đơn kim loại LENEX. Dựa vào chiều dài và sức chịu tải ta chọn cây chống V1 của hãng LENEX có các thông số sau:

+ Chiều dài lớn nhất: 3300mm + Chiều dài nhỏ nhất: 1800mm + Chiều dài ống trên: 1800mm + Chiều dài đoạn điều chỉnh 120mm + Sức chịu tải lớn nhất khi lmin: 2200kG + Sức chịu tải lớn nhất khi lmax: 1700kG + Trọng lợng: 12,3kG 1200 1200 10 00 1500 18 00 -3 30 0 lenex

pal Minh khai

cấu tạo khung giáo thép

Một phần của tài liệu Thuyết minh Đồ án Kỹ thuật thi công 1 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w