CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DA

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn pháp chế dược 2 đề tài Tổng quan về sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp (Trang 34 - 39)

6. TỔNG QUAN VỀ DA

6.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DA

Tình trạng và vẻ bên ngoài của làn da là yếu tố đánh giá làn da có khỏe mạnh và tốt hay không. Khi làn da khỏe mạnh, chúng hoạt động hiệu quả để bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn và vi rút, điều chỉnh nhiệt độ, giúp làn da mịn màng hơn, giữ ẩm và làm da đều màu. Có rất nhiều nguyên nhân- cả bên trong lẫn bên ngoài- tác động đến sức khỏe và vẻ bên ngoài của da. Một số nguyên nhân không thể ngăn chặn , nhưng một số khác thì có thể. Chăm sóc da cẩn thận giúp làn da được khỏe mạnh và tươi trẻ lâu hơn.[7]

Nhân tố bên trong (nội sinh)

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến làn da bao gồm yếu tố di truyền, hooc môn và tình trạng cơ thể ví dụ như bệnh tiểu đường.[7]

Di truyền học

Yếu tố di truyền của mỗi người xác định loại da của họ (da thường, khô, dầu hay da hỗn hợp) và nhìn chung ảnh hưởng đến tình trạng của da.[7]

Di truyền học và lão hóa da sinh học

Yếu tố di truyền cũng xác định tuổi lão hóa sinh học của da, được mô tả đặc điểm bởi:  Sự suy giảm chức năng tái tạo và phục hồi các tế bào.

 Hoạt động của tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn giảm

 Các mô liên kết thoái hóa do đó làn da ít có khả năng giữ nước và mất độ săn chắc.

 Sự suy giảm kết cấu đàn hồi, dẫn đến việc làm da kém săn chắc.[7]

Lão hóa sinh học không phải là chứng lão hóa da sớm- bị gây ra bởi các yếu tố bên ngoài và có thể bị ảnh hưởng.[7]

Các bệnh ngoài da dễ bị mắc phải như bệnh viêm da cơ địa, bênh vảy nến và bệnh vẩy cá cũng được quyết định bởi tính di truyền. Ví dụ, những người được sinh ra với bộ gen

thiếu hụt Filaggrin (một loại protein được tìm thấy ở da) thì có làn da với hàng rào chức năng yếu và có xu hướng da nhạy cảm và dễ mắc bệnh viêm da cơ địa. Với các bệnh dễ mắc này, làn da có thể bùng phát dễ hơn khi căng thẳng và trầm trọng thêm bởi các nhân tố bên ngoài. Do đó, cần có một qui trình chăm sóc da thích hợp. Tìm hiểu thêm về da khô và bệnh Viêm da cơ địa.[7]

Ngoài ra cũng có một số bệnh như bệnh tiểu đường và suy thận- có thể tác động đến tình trạng của da.

Hormon

Hooc môn và sự thay đổi nồng độ của chúng có thể tác động đáng kể lên da: Sự thay đổi hooc môn có thể gây ra mụn trứng cá tuổi dậy thì.

Trong quá trình mang thai, hooc môn có thể làm tăng sự sản sinh hắc tố và dẫn đến chứng tăng sắc tố da, còn được gọi là nám da.

Nồng độ hoóc môn nữ giảm trong quá trình lão hóa sinh học, đặc biệt là sau khi mãn kinh. Hooc môn nữ oestroghen rất có lợi trong việc cân bằng độ ẩm cho da, do đó sự thiếu hụt khiến cho cấu trúc da thay đổi và làm teo da theo thời gian.[7]

Các nhân tố bên ngoài (ngoại sinh)

Có rất nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da. Những yếu tố này được xác định là môi trường xung quanh chúng ta, sức khỏe và lối sống mà chúng ta chọn.[7]

Khí hậu và môi trường Tia UV

Các gốc tự do là các phân tử chịu trách nhiệm cho quá trình ô xi hóa trong các mô của cơ thể và dẫn đến việc gây hại cho các tế bào. Làn da khỏe mạnh có chứa các chất chống ô xi hóa, bảo vệ da bằng cách trung hòa các gốc tự do.

Ở lớp biểu bì, những gốc tự do này được tạo nên bởi các tia UV. Ở điều kiện thường và hạn chế tiếp xúc với tia UV, hệ thống bảo vệ da thì có thể nhiều hoặc ít. Tuy nhiên nếu tiếp xúc với UV quá nhiều thì hệ thống này sẽ bị yếu đi. Nó trở nên nhạy cảm và có xu hướng bị mắc bệnh. Qua nhiều năm phơi nắng mà không được bảo vệ dẫn đến các tổn thương mãn tính gây ra bởi ánh nắng như là lão hóa da sớm.[7]

Nhiệt độ

Nhiệt độ khắc nghiệt và độ thay đổi nhiệt độ sẽ tác động đến sự khỏe mạnh của làn da. Ở điều kiện thời tiết lạnh, làn da phản ứng lại bằng cách co các mạch máu lại nhằm bảo vệ cơ thể khỏi mất quá nhiều nhiệt. Nhiệt độ lạnh làm giảm hoạt động tiết dầu của tuyến bã nhờn và làm da bị khô. Tìm hiểu thêm về da khô.

Ở điều kiện thời tiết nóng và ẩm (ví dụ ở các nước nhiệt đới và phòng xông hơi) tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi, làm da trở nên ẩm và bóng, có thể gây mụn trong một số trường hợp.

Một số bệnh ngoài da, như bị trứng cá đỏ, có thể bị gây ra bởi nhiệt độ nóng. Đây là một trong những lý do tại sao nên dùng nước ấm thay vì nước nóng, để rửa mặt, rửa tay và tắm.[7]

Các ảnh hưởng hóa học

Các sản phẩm gây kích ứng.

Làn da có tính acid tự nhiên nhẹ, với độ pH khoảng bằng 5. Các chất tẩy rửa gây kích ứng (như là chất sodium lauryl sulphate và các sản phẩm dưỡng ẩm với tính kiềm) đòi hỏi khả năng trung hòa của da, gây hại đến cấu trúc tế bào và làm suy yếu hàng rào chức năng của lớp da ở phía ngoài cùng của biểu bì. Dẫn đến kết quả, da sẽ bị khô và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng da và bùng phát các bệnh về da ví dụ như là bệnh viêm da cơ địa. [7]

Mặt nạ lột nhẹ có thể có thể gây ra những tình trạng kích da tương tự nhau , và điều quan trọng là cần sự tư vấn của bác sỹ da liễu để kiểm tra xem có phù hợp với làn da bạn hay không.[7]

Một số người thì bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm kích ứng:

Trẻ em và người lớn tuổi: Làn da trẻ và già thì có sức đề kháng yếu bởi vì hoạt động của tuyến bã nhờn có thể chưa phát triển toàn diện hoặc đã bị yếu đi. Tìn hiểu thêm về làn da ở các độ tuổi khác nhau.

Những người phải tiếp xúc nhiều với các chất hóa học ở nơi làm việc: Những người như thợ làm tóc, thợ nề hay công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với thuốc tẩy, dung môi, sơn và thuốc nhuộm, các chất này rất có hại đối với làn da.

Tìm hiểu thêm cách chăm sóc da cơ thể và da mặt và tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng các sản phẩm chăm sóc da.[7]

Tắm quá thường xuyên

Tắm thường xuyên, quá lâu với nước nóng khiến da mất đi các nhân tố giữ ẩm tự nhiên (như là NMFs) và lipids ở bề mặt da. Da trở nên bị khô và sần sùi. Tìm hiểu thêm về chăm sóc da cơ thể và qui trình chăm sóc da mặt hàng ngày.[7]

Dinh dưỡng

Một chế độ ăn kiêng cân bằng giúp da khỏe mạnh. Các nghiên cứu về thực phẩm tốt cho da được đưa ra:

Trái cây, rau củ, gạo nguyên hạt và proteins (cá thay vì thịt) thì rất tốt cho da. Chế độ ăn giàu vitamin C và ít chất béo và tinh bột có thể giúp trẻ hóa làn da.

Các thực phẩm giàu chất chống ô xi hóa có rất nhiều lợi ích, bao gồm: trái cây và rau củ có màu vàng, cam ( ví dụ như cà rốt, quả mơ), quả việt quất, rau lá xanh (rau chân vịt), cà chua, đậu, đậu lăng, cá (đặc biệt là cá hồi), đậu phộng.

Chế độ ăn bao gồm một nhóm thức ăn có giá trị dinh dưỡng và tốt cho da. Tuy nhiên, hạn chế ăn đồ ngọt và bơ sữa. Uống nhiều nước cũng rất quan trọng, đặc biệt là người lớn tuổi.[7]

Không có sự liên kết giữa ăn kiêng và các nguyên nhân gây ra mụn.[7]

Các phương thức trị liệu

Các loại dược phẩm (ví dụ như thuốc hóa trị, thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng và thuốc giảm lipid và các thuốc nhiều khi được sử dụng để điều trị bệnh tim mạch) và các quá trình trị liệu y học ( ví dụ như xạ trị và lọc máu) có thể làm da nhạy cảm và có thiên hướng khô hơn.[7]

Lối sống

Lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp hạn chế quá trình lão hóa và ngăn chặn các vấn đề về da.[7]

Hạn chế căng thẳng

Căng thẳng không được kiểm soát sẽ làm cho da nhạy cảm hơn và gây nên các vấn đề về da như mụn. Căng thẳng cần phải được hạn chế bằng cách giảm khối lượng công việc, dành thời gian cho các hoạt động giải trí vui chơi.[7]

Luyện tập

Luyện tập thể dục thường xuyên có tác động tích cực lên sự khỏe mạnh của da cũng như của cơ thể.[7]

Ngủ

Một giấc ngủ ngon giúp toàn bộ cơ thể có thể tái tạo và phục hồi da.[7]

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính tạo nên các gốc tự do gây hại cho da. Hút thuốc làm cho làn da có vẻ già hơn và hình thành nếp nhăn bằng cách:

Thu hẹp các mao mạch máu ở các lớp da bên trong. Điều này làm giảm lượng máu lưu thông và triệu tiêu lượng oxi và dưỡng chất như vitamin A.

Làm tổn hại đến collagen và tính đàn hồi của da: kết cấu giúp da khỏe mạnh và săn chắc.[7]

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn pháp chế dược 2 đề tài Tổng quan về sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w