Viên nén, viên nang

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn pháp chế dược 2 đề tài Tổng quan về sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp (Trang 59)

7. CÔNG DỤNG CỦA MỸ PHẨM

8.5. Viên nén, viên nang

Một hình thức sản phẩm thường được sử dụng trong mỹ phẩm màu là các dạng viên nén. Đây là những chất rắn được pha trộn và tạo hình. Khi bào chế, kỹ thuật viên sẽ cần các thiết bị đặc biệt để tạo ra các sản phẩm này. Do đó, chúng cũng thường đắt hơn.[12] 8.6. Bột

Một trong những loại phổ biến nhất của hình thức sản phẩm mỹ phẩm màu là bột. Bột cũng được sử dụng cho các sản phẩm như bột em bé. Chúng chỉ là hỗn hợp các nguyên liệu rắn pha trộn với nhau thành một loại bột mịn. Một số nguyên liệu điển hình bao gồm talc, silicat và tinh bột.[12]

Hình 29: Phấn phủ dạng bột 8.7. Gel

Một hình thức phổ biến của các sản phẩm mỹ phẩm là gel. Những sản phẩm này thường trong suốt, đặc. Gel được sử dụng cho các sản phẩm tóc, rửa cơ thể, các sản phẩm cạo râu và kem đánh răng. Chúng được làm bằng chất tạo gel như polymer acrylic, cao su tự nhiên hoặc chất làm đặc cellulose.[12]

8.8. Thỏi/sáp

Đôi khi bạn cần để tạo ra một sản phẩm mà người tiêu dùng không cần chạm vào để thoa lên da, ví dụ, son môi hoặc chất khử mùi. Trong những trường hợp này người dùng sẽ sử dụng một hình thức sản phẩm thỏi. Thỏi là hình thức dạng rắn cung cấp các nguyên liệu hoạt động khi cọ xát. Cách tạo ra chúng là sử dụng chủ yếu vật liệu rắn ở nhiệt độ phòng. Các thành phần được nung nóng cho đến khi chúng tan chảy, trộn và đổ vào khuôn hoặc bao bì cuối cùng. Khi chúng nguội, chúng có hình dạng của bao bì.[12]

8.9. Khí dung

Khí dung thực chất là một dạng bao bì sản phẩm hơn là một loại công thức bào chế cụ thể. Hầu hết các công thức mỹ phẩm đều có thể được phun nếu vòi phun được thiết lập. Bình xịt khí dung dùng tạo áp lực cao và phun sản phẩm bào chế ra bên ngoài. Trước tiên, người bào chế cần tạo ra công thức như bất kỳ dạng mỹ phẩm nào khác và sau đó

cho vào bình chứa. Sau đó, tạo áp lực cho bình chứa để có thể phun các thành phần bên trong ra ngoài.[12]

9. Thực trạng ngành mỹ phẩm Việt Nam

Trong khu vực ASEAN, quy mô thị trường của các nhà bán lẻ chuyên về sức khỏe và sắc đẹp của Việt Nam cao nhất so với các nước láng giềng. Bên cạnh đó, việc mua mỹ phẩm qua mạng cũng trở nên phổ biến hơn trong những năm qua. Trên toàn Đông Nam Á, các mặt hàng làm đẹp đứng thứ ba về mức độ phổ biến được mua trực tuyến sau quần áo thời trang và đồ điện tử.[13]

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện có doanh thu khoảng 51.000 tỷ đồng một năm (xấp xỉ 2,3 tỷ USD) theo nghiên cứu của Mintel-công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu. Theo Nielsen, mức chi của người tiêu dùng Việt Nam cho mỹ phẩm chưa nhiều, thực tế, phụ nữ Việt chi nhiều tiền cho việc trang điểm hơn là chăm sóc da với chi phí chủ yếu dao động từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng. Xu hướng gần đây chính là làm sạch nhiều bước nhằm giải quyết các vấn đề về chăm sóc da như mụn, lỗ chân lông to và thâm quầng mắt.[13]

Khi ngoại hình trở nên quan trọng hơn, người tiêu dùng chi nhiều hơn cho các sản phẩm làm đẹp và cả các dịch vụ chăm sóc da (spa, phòng khám da liễu). Theo báo cáo Insight handbook 2021 của Kantar Worldpanel, phân khúc lớn nhất của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam là son môi. Sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử đã và đang tác động đến thói quen mua sắm của người Việt. Trong đó, sản phẩm chăm sóc cá nhân tăng 63% so với năm 2018, đồ chăm sóc da tăng 55% và đồ makeup tăng 25%.[13]

Thế nhưng, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam chỉ chiếm 10% thị trường, họ đang nỗ lực giành lại thị trường có doanh thu hấp dẫn này. Các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện nay thường chỉ trụ được ở phân khúc giá rẻ và xuất khẩu sang một số thị trường lân cận (90% các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam là đại lý phân phối của các nhà mỹ phẩm nước ngoài).[13]

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các văn bản pháp lý liên quan đến Mỹ phẩm

Các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm: Khoa Quản lý và Kinh tế Dược, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam Thời gian nghiên cứu : Nghiên cứu tiến hành trong thời gian từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Tổng quan tài liệu

Tổng quan tài liệu là bài viết tổng hợp một cách đầy đủ nhất có thể được những hiểu biết về một chủ đề xuất phát từ việc phân tích toàn bộ mọi mặt các tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan. Trong phần tài liệu tham khảo có thể dẫn hàng vài trăm tài liệu. Viết tổng quan tài liệu có thể có nhiều mục đích khác nhau. Sau đây là một số ví dụ về mục đích tổng quan tài liệu:

- Trình bày một lí thuyết và những nghiên cứu thử nghiệm lí thuyết này đã được thực hiện

- Trình bày một vấn đề và những giải pháp giải quyết vấn đề đã được các nghiên cứu đề xuất, thử nghiệm

- Tổng hợp những điểm chung giữa các nghiên cứu đã được thực hiện - Nêu nhu cầu cho nghiên cứu tiếp theo

Tổng quan tài liệu cầu trình bày khái quát hiện trạng của vấn đề nghiên cứu qua thông tin thông báo của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan. Việc trình bày này hoàn toàn không phải chỉ đơn thuần là liệt kê, điểm tài liệu theo một trình tự nào đó, mà cần phải phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp những tài liệu này trong mối liên hệ với nghiên cứu dự định tiến hành. Tác giả cần đưa ra những nhận xét bình luận của bản thân đối với những thông tin thu thập được, có thể đưa ra những quan điểm đối lập. Phân tích phương pháp luận và giá trị của các kết quả thu được trong các công trình khác nhau được sử dụng trong bài. Trình bày tóm tắt trong những đoạn cuối của bài tổng quan những số liệu và kết quả có giá trị nhất và gợi ý những hướng nghiên cứu cho các công trình trong tương lai.[14]

2.2.2 Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp là việc từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, từng vấn đề đơn lẻ tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, từ đó tìm hiểu từng đối tượng nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung trong một tổng thể các mối liên hệ và các khía cạnh khác nhau của vấn đề. Tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá thành tựu và hạn chế, bất cập vấn đề.

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu hồi cứu2.2.4 Phương pháp thống kê, mô tả 2.2.4 Phương pháp thống kê, mô tả

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê của vấn đề được sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng bảng biểu để minh chứng cho các bằng chứng về các phân tích hay nhận định về vấn đề.

2.2.5 Cỡ mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu thuận tiện, lấy các văn bản, nghiên cứu khoa học đạt tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian từ… năm 2021 đến … năm 2021

2.2.6. Quy trình tiến hành nghiên cứu

Xác định mục tiêu nghiên cứu: Tổng quan về sản phẩm mỹ phẩm Cơ sở lý luận, lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Tiến hành thu thập thông tin, tra cứu tài liệu Trình bày kết quả, bàn luận

Kết luận và kiến nghị

Trong quá trình nghiên cứu, tiểu luận đã được nghiên cứu từ các tiểu luận nghiên cứu khoa học, luận án, sách tham tham khảo, chuyên khảo, tạp chí… có liên quan đến vị thuốc Ma hoàng.

2.3 Phân tích, tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính, bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là việc từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, từng vấn đề đơn lẻ tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, từ đó tìm hiểu từng đối tượng nghiên cứu. Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của vấn đề, trong khi đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung trong một tổng thể các mối liên hệ và các khía cạnh khác nhau của vấn đề. Phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá thành tựu và hạn chế, bất cập vấn đề.

2.4 Thống kê, mô tả

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê của vấn đề được sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng bảng biểu để minh chứng cho các bằng chứng về các phân tích hay nhận định về vấn đề

2.5 Quy nạp, diễn dịch

Trong quá trình nghiên cứu, đi từ cái riêng đến cái chung, từ những sự vật đơn lẻ cho đến các nguyên lý phổ biến. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp diễn dịch trong việc nghiên cứu về vị thuốc Ma hoàng. Trên cơ sở thông tin được thu thập chủ yếu của các bài báo, tạp chí, nghiên cứu và được tổng hợp thành những nhận định, đánh giá.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về mỹ phẩm

 Thông tư số 06/2011/TT-BYT Quy định về quản lý mỹ phẩm.

 Thông tư số 32/2019/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung khoản 4 điều 4 và phụ lục số 01 – mp thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.

 TT 09/2015/TT-BYT về xác nhận nội dung quảng cáo với sản phẩm đặc biệt do Bộ Y Tế quản lý

 Nghị Định 93/2016/NĐ-CP Quy Định Điều Kiện Sản Xuất Mỹ Phẩm.

 Công Văn 1609/QLD-MP Hướng Dẫn Phân Loại Mỹ Phẩm, Công Bố Tính Năng

Mỹ Phẩm.

 Quyết Định 1738/QĐ-BYT Triển Khai Dịch Vụ Công Trực Tuyến Mức Độ 4 Cấp

Số Tiếp Nhận Phiếu Công Bố Mỹ Phẩm.

 Công Văn 6577/QLD-MP – Quy Định Về Các Chất Dùng Trong Mỹ Phẩm.

3.2. Kết quả về sản phẩm mỹ phẩm và tác dụng của mỹ phẩm

Mỹ phẩm được xem là một bộ phận của dược phẩm và là sản phẩm chăm sóc sắc đẹp được phân loại theo nhiều cách khác nhau:

 Phân loại theo tính chất và tác động của mỹ phẩm: chia ra thành Dược mỹ phẩm và hóa mỹ phẩm

 Phân loại theo bộ phận mà nó tác dụng gồm có da, lông, mắt, môi, móng tay, chân,..

 Phân loại theo cấp độ: từ cấp độ 1 là dòng quý tộc đến cấp độ 4 gồm những sản phẩm bình dân

Xu thế phát triển mỹ phẩm hiện nay chính là Dược mỹ phẩm được coi là tương lai của ngành chăm sóc da. Sản phẩm từ dược mỹ phẩm có khả năng điều chỉnh và phục hồi các vấn đề chuyên sâu về da. Cụ thể như lão hóa, sạm nám, viêm nhiễm, mụn mà vẫn duy trì vẻ đẹp cho làn da an toàn.

Dược mỹ phẩm cũng gồm các dòng sản phẩm giống mỹ phẩm như: dòng trang điểm, chăm sóc da, đặc trị và dưỡng da, dưỡng tóc, dưỡng móng,…Dược mỹ phẩm không chỉ làm có tác dụng làm đẹp bên ngoài mà còn có chức năng nuôi dưỡng từ sâu bên trong.

Mặc dù mỹ phẩm chức năng chỉ mới trở nên phổ biến và có được sự công nhận cũng như lời khen từ giới làm đẹp vào những năm gần đây, không chỉ bổ sung sức khỏe, mỹ phẩm chức năng còn có rất nhiều công dụng hỗ trợ làn da như chống oxy hóa, cải thiện tình trạng sạm nám, tàn nhang, đồng thời làm sáng da nếu kiên trì sử dụng đều đặn . Ngoài ra, còn đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sản sinh collagen, giúp tăng sức đề kháng cho da, tạo ra “lá chắn” bảo vệ làn da trước nhiều tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Làn da rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Bên cạnh việc đóng vai trò là rào cản đầu tiên của cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút, một làn da khỏe mạnh còn duy trì sự cân bằng của các chất và giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Vì vậy ta cần hiểu hơn về cấu trúc chức năng của làn da cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến da.

Mỹ phẩm là một phần trong cuộc sống hàng ngày của cả nam và nữ giới. Các sản phẩm trang điểm, chăm sóc da giúp bạn trở nên hoàn hảo, tự tin hơn. Mỹ phẩm là các sản phẩm được bôi trực tiếp lên da, vậy nên cần hiểu rõ về công dụng của các loại sản phẩm

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN

Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc bản thân cũng được nâng cao. Mối quan tâm của cả hai giới tới ngoại hình ngày càng lớn do đó mỹ phẩm dần dần trở thành sản phẩm tiêu dùng quen thuộc. Không những thế, ngày nay nó đã trở thành một loại hình sản phẩm không thể thiếu được với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, tầng lớp khác nhau. Ảnh hưởng của nó không chỉ dừng lại ở khía cạnh thẩm mỹ mà còn qua đó gián tiếp tác động đến nhiều khía cạnh khác nữa. Đó là một mặt hàng tiềm năng và cần được khai thác một cách đúng hướng và hiệu quả. Theo nhận xét của các chuyên gia, Thị trường mỹ phẩm Việt Nam được nhìn nhận như một thị trường phát triển nhanh và sẽ còn phát triển mạnh trong những năm tiếp theo. Bên cạnh những thuận lợi không thể không nói đến những thách thức đặt ra. Thị trường luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động bất lợi đến nền kinh tế như giá cả biến động cần phải có nhiều nỗ lực để kiểm soát; công tác quản lý thị trường còn nhiều hạn chế;nhiều khâu còn buông lỏng quản lý đặc biệt là việc xử lý kinh doanh hàng giả ,hàng nhái hàng kém chất lượng còn chưa triệt để.

Vài mươi năm trước, mỹ phẩm được bào chế theo cách thủ công và sử dụng theo kinh nghiệm của mỗi dân tộc, mỗi địa phương. Người sáng lập ra công ty mỹ phẩm nổi tiếng thế giới đã từng pha chế mỹ phẩm trong “nhà bếp” với những dụng cụ pha chế như dụng cụ nấu bếp. Ngày nay, công nghiệp mỹ phẩm được thực hiện trong những phòng thí nghiệm tối tân, quy tụ các chuyên viên của nhiều ngành (hóa học, sinh học, y học, vật lý học, dược học …) và được trang bị những máy mọc hịện đại nhất: máy phân tích hình ảnh, máy siêu âm, máy cộng hưởng từ hạt nhân. Việc nuôi cấy được da người trong phòng thí nghiệm (da nhân tạo sống) đã góp phần quan trọng vào sự tiến triển của ngành mỹ phẩm: mỹ phẩm thử nghiệm sẽ được bôi lên da nhân tạo rồi sẽ được khảo sát nhanh chóng tác dụng trên da, tính thấm, tính độc hại, mà không cần phải thử nghiệm trên da người bình thường mất nhiều thời gian.

Ngành mỹ phẩm đã trở nên một ngành khoa học được giảng dạy trong các trường đại học và viện nghiên cứu mỹ phẩm.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn pháp chế dược 2 đề tài Tổng quan về sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w