Nâng cao chất lượng và hiệu quả bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Tiểu luận Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí ở Việt Nam trong thời kỳ mới (Trang 26 - 27)

Thứ nhất, cần xây dựng các quy định cụ thể, rõ ràng nhằm điều chỉnh tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa Bộ Thông tin và truyền thông với các bộ, ngành có liên quan.

Thứ hai, ở địa phương, cần xây dựng các quy định mới và cụ thể hơn để tổ chức lại bộ máy quản lý Nhà nước cũng như để nâng cao vai trò của các Sở Thông tin và truyền thông.

Thứ ba, triển khai áp dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ quản lý hiện đại vào hệ thống quản lý Nhà nước về báo chí. Với một đội ngũ cán bộ, nhân viên thiếu, trình độ có hạn, đầu việc nhiều thì đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin, phương pháp quản lý hiện đại vào hệ thống quản lý báo chí là việc làm cấp thiết. Điều đó vừa tinh giản được biên chế theo chủ trương chung của Đảng, Nhà nước, vừa quán xuyến công việc một cách có hiệu quả.

Ngoài ra, về cán bộ quản lý báo chí, pháp luật cần quy định hệ thống tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ phù hợp với thực tiễn, bảo đảm công tác chuyên môn của từng đối tượng. Cán bộ quản lý báo chí phải có tri thức báo chí, tri thức về khoa học công nghệ thông tin và quản lý, tri thức pháp luật. Cần có những quy định cụ thể về tuyển dụng cán bộ, sắp xếp và bố trí cán bộ. Có một tình trạng tuy không phổ biến nhưng cũng cần lưu ý là các cơ quan cấp ủy và tổ chức cấp tỉnh coi ngành nào cũng giống ngành nào, “đã là tỉnh ủy viên thì làm gì cũng được”. Do vậy, nhiều người làm trái nghề vẫn phải nhận vì “tổ chức phân công”. Cuối cùng, Nhà nước cần có chính sách đào tạo và đào tạo lại những người quản lý báo chí để theo

kịp tốc độ phát triển chung của xã hội và không tụt hậu quá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí ở Việt Nam trong thời kỳ mới (Trang 26 - 27)