Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng trong hoạt động báo chí

Một phần của tài liệu Tiểu luận Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí ở Việt Nam trong thời kỳ mới (Trang 27 - 30)

vẫn còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất. Vì vậy, cần bổ sung các quy định nhằm cải tiến phương thức, lề lối làm việc, cơ chế phối hợp thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí. Cụ thể: xác định rõ các nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp trong sự vận hành của bộ máy quản lý Nhà nước về báo chí; định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chỉ đạo, cơ quan chủ quản, người đứng đầu cơ quan báo chí. Trước mắt là quy chế làm việc rõ ràng, cụ thể giữa Bộ Thông tin và truyền thông với các ban ngành hữu quan liên quan đến quản lý Nhà nước về báo chí, giữa cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương và địa phương, cơ quan quản lý và cơ quan chủ quản. Cơ chế này phải bảo đảm sự điều hành thống nhất, có khả năng giải quyết nhanh và dứt điểm các vụ việc, đồng thời kiểm soát được liên tục hoạt động báo chí, tránh hiện tượng đánh trống bỏ dùi, dễ làm khó bỏ, đùn đẩy công việc cho nhau, trách nhiệm không rõ ràng.

3.2.7 Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật báo chí

Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật báo chí để các chủ thể tuân thủ, thực hiện là một vấn đề quan trọng. “Trong giới phóng viên, biên tập viên, thậm chí cả lãnh đạo một số cơ quan báo chí vẫn còn hiện tượng chưa nắm vững nội dung hoặc nhận thức chưa đầy đủ về Luật Báo chí” (9). Vì vậy, Bộ Thông tin và truyền thông, Hội Nhà báo và đặc biệt là các cơ quan báo chí cần có kế hoạch tập huấn thường xuyên Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật mới về báo chí; cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật từ khi soạn thảo văn bản để lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng liên quan.

3.2.8 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng trong hoạt độngbáo chí báo chí

Đây là nhiệm vụ quan trọng của quản lý Nhà nước về báo chí vì báo chí có quan hệ trực tiếp tới chính trị. Báo chí không những phản ánh dư luận mà còn tạo ra và hướng dẫn dư luận và thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội, có ý nghĩa đối với một chế độ chính trị. Vì vậy, hoạt động này cần diễn ra thường xuyên, nhanh nhạy để kịp thời ngăn chặn, xử lý những vi phạm pháp luật về báo chí.

KẾT LUẬN

Sự phát triển nhanh chóng của báo chí và những đòi hỏi của nhân dân đang đặt ra những đòi hỏi ngày càng tăng đối với những người làm công tác quản lý Nhà nước về báo chí. Nền báo chí cách mạng nước ta không thể để khuynh hướng thương mại hóa chi phối hoạt động báo chí. Để tiếp tục xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và nhân dân, báo chí Việt Nam cần kiên quyết khắc phục những hiện tượng trên.

Tăng cường quản lý báo chí cũng chính là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện thông qua hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước các cấp các ngành, các địa phương. Đây là một bảo đảm chắc chắn cho báo chí có thể phát triển ngày càng lớn mạnh, đồng thời cũng để Đảng kịp thời phát hiện, khắc phục những thiếu sót, ngăn chặn những âm mưu nham hiểm của kẻ thù nhằm lợi dụng báo chí để phá hoại công cuộc đổi mới phát triển đất nước của nhân dân ta.

Quản lý tốt chính là tạo một khuôn khổ pháp lý cơ bản, tạo môi trường tự do sáng tạo, bình đẳng cho báo chí phát triển, đồng thời là hoạt động bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động báo chí, chống xu hướng thương mại hoá báo chí, bảo tồn, phát triển nền văn hoá dân tộc, ngăn chặn các hoạt động báo chí bất chấp hậu quả về chính trị, tư tưởng và văn hoá. Lợi nhuận của hoạt động báo chí không thể tách rời các mục tiêu hàng đầu về chính trị, tư tưởng và văn hoá.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí ở Việt Nam trong thời kỳ mới (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w