Kích thước vạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên và ứng dụng trong điều trị loét tỳ đè cùng cụt (Trang 34 - 36)

- Theo Guerraa A.B (2004), bề ngang trung bình của vạt da 10cm, nhưng nếu bề ngang lên đến 12cm cũng có thể chấp nhận được trong vùng này mà không gây ra sự căng quá mức. Chiều dài của vạt da thường từ 24 đến 26cm (Bảng 1.2), vạt da càng dài cuống mạch máu càng lớn [58].

Vạt da ĐM mông trên Trung bình Khoảng biến thiên - Chiều rộng

- Chiều dài

Nhánh xuyên động mạch mông trên Chiều dài cuống mạch máu

Số lượng nhánh xuyên Đường kính 9,5cm 24,5cm 9,1cm 3,4mm 7-12cm 16-29cm 7-12cm 1-2 2-4,5mm

*Nguồn: theo Guerraa A.B. (2004) [58]

- Theo Phạm Văn Trung, Nguyễn Đức Thành [29], kích thước vạt da nhỏ nhất 6x7cm, lớn nhất 8x17cm, xử lý vùng cho vạt là đóng trực tiếp, 100% liền kỳ đầu.

- Theo Vũ Quang Vinh (2011), thiết kế và sử dụng vạt có chiều dài lớn nhất là 18cm và chiều rộng lớn nhất là 12cm để che phủ khuyết hổng mô mềm vùng cùng cụt. Trong nghiên cứu của tác giả, vạt có kích thước lớn nhất là 9x17cm và chiều dài lớn nhất của vạt là 18cm và chiều rộng lớn nhất của vạt là 10cm [20].

- Theo Ahmadzadeh và cộng sự, kích thước của vạt thường từ 10x25cm đến 12x32cm, diện tích trung bình cấp máu bởi các mạch máu mông trên là 177±38cm2 [22].

- Theo Hurbungs A. và cộng sự, độ rộng của vạt không nên quá 12cm để gần với kích thước ban đầu của bệnh nhân, trong khi chiều dài lớn nhất của vạt da là 24 - 26cm [59].

- Theo Chen W. và cộng sự, tất cả nhánh xuyên động mạch mông trên đều là các nhánh xuyên da cơ đi qua cơ mông, đường kính trung bình nhánh xuyên dao động từ 0,6 đến 1,0 mm. Mỗi nhánh xuyên của động mạch mông trên cấp máu cho diện tích trung bình là 21 ± 8 cm2 [60].

- Tác giả Kim và cộng sự nhận thấy rằng, vạt da mông trên ở vùng trên trong gần gai chậu sau trên có độ dày mỏng nhất, vùng dày nhất là vùng trên ngoài gấp 3,24 lần vùng trên trong. Vạt có khuynh hướng dày hơn theo hướng từ vùng mỏng trên trong đến vùng dưới trong hơn là vùng trên. Ở vùng dưới, sự khác biệt giữa

độ dày ở bờ trong và bờ ngoài được so sánh ít hơn những vùng khác. Theo nghiên cứu, thì độ dày mô vùng mông trên ngoài chứa mạch xuyên sẽ được chọn lựa để che phủ vết loét vùng cùng cụt và vạt này sẽ được sử dụng như vạt đẩy [27].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên và ứng dụng trong điều trị loét tỳ đè cùng cụt (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)