Nghiên cứu trên lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên và ứng dụng trong điều trị loét tỳ đè cùng cụt (Trang 52 - 54)

Chúng tôi chọn 8 bệnh nhân người Việt trưởng thành không phân biệt tuổi, giới đang nằm điều trị loét cùng cụt tại khoa Bỏng bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2018 đến 6/2019. Kiểu chọn mẫu là thuận tiện trên quần thể bệnh nhân đang nằm tại khoa Bỏng với:

+ Tiêu chuẩn chọn bệnh

1. Có tổn thương loét tì đè vùng cùng cụt độ III hay độ IV theo Hội đồng tư vấn quốc gia về loét tì đè tại Mỹ năm 2009 (National Pressure Ulcer Advisory Panel – NPUAP) như sau (1) Độ III: tổn thương hòa toàn bề dầy chiều dày của lớp da, tổ chức dưới da đã bị tổn thương nhưng tổn thương mới chỉ khu trú ngoài lớp cân, (2) Độ IV: hoại tử toàn bộ lớp da có khi lan rộng tới cả vùng cơ, xương, khớp, đôi khi tạo nên nhiều ngóc ngách.

2. Điều trị bằng các phương pháp nội khoa không hiệu quả. 3. Có chỉ định sử dụng vạt mạch xuyên che phủ loét cùng cụt

Toàn thân không quá suy kiệt, protein máu > 60g/l, đủ điều kiện chịu đựng phẫu thuật. Bệnh nhân có khả năng nằm sấp là tư thế cần cho phẫu thuật và hậu

phẫu. Tại chỗ: vùng mông da không bị bệnh lý, cơ mông lớn không quá suy kiệt, teo đét. Ổ loét: chỉ định cho các loét độ III, IV thậm chí cho các loét có viêm nền xương cùng. Điều kiện kỹ thuật: nhóm phẫu thuật viên nắm vững về giải phẫu và cách bóc vạt tạo vạt cần thiết.

+ Tiêu chuẩn loại trừ

1. Bệnh nhân loét cùng cụt (1) Độ I: vùng da bị tì đè nổi lên vết rộp màu hồng (dấu hiệu báo trước của loét tì đè), hay Độ II: tổn thương không hoàn toàn chiều dầy của lớp da, bao gồm thượng bì và lớp đáy (loét nông nhìn như vết trầy hay phồng dộp).

2. Bệnh nhân có bệnh nội khoa mãn tính như: suy thận, suy tim, COPD, xơ gan mất bù…

3. Bệnh nhân tâm thần không hợp tác

4. Bệnh nhân tổn khuyết tổ chức quá lớn (toàn bộ vùng mông) 5. Chống chỉ định sử dụng vạt che phủ loét cùng cụt [1]

Bệnh nhân quá suy kiệt không thể nằm sấp, vùng mông có bệnh lý về da, cơ vùng mông quá teo đét.

Bảng 2.1. Thông tin 8 bệnh nhân thoả mãn điều kiện chọn mẫu để điều trị loét cùng cụt bằng vạt mạch xuyên động mạch mông trên

STT Giới Tuổi Vị trí Phân độ Kích thước ổ loét

1 Nam 31 Cùng cụt III 7x5cm 2 Nam 50 Cùng cụt IV 9x11cm 3 Nữ 29 Cùng IV 3x3cm 4 Nam 76 Cùng cụt IV 8x9cm 5 Nam 68 Cùng IV 5x5,5cm 6 Nam 63 Cùng cụt IV 8x15cm 7 Nam 31 Cùng cụt IV 6x5,5cm 8 Nữ 37 Cùng IV 8x8,3cm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên và ứng dụng trong điều trị loét tỳ đè cùng cụt (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)