Thiết kế giao diện HMI

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công mô hình dạy học dùng PLC MITSUBISHI (Trang 74 - 79)

GT Designer3 là phần mềm hỗ trợ cho người dùng lập trình thiết kế giao diện mà hình GOT trên máy tính. Sau đó, thực hiện việc đổ chương trình đã thiết kế từ PC vào GOT để vận

hành. Ngoài ra GT Designer còn cho phép import dữ liệu có sẵn trên GOT vào máy tính để chỉnh sửa hoặc import từ một project khác.

Thiết kế giao diện HMI

Bước 1: Tạo 1 new screen đặt tên “màn hình giới thiệu”.

Bước 2: Sử dụng Text để ghi các thông tin vào màn hình.

Bước 3: Tạo nút nhấn START để vào trang màn hình làm việc chính sử dụng Go To Screen Switch. Double click vào nút nhấn vừa tạo, chọn trang màn hình cần chuyển → click “OK”.

Màn hình giới thiệu

Màn hình giới thiệu chứa thông tin tên trường, khoa, đề tài, giáo viên hướng dẫn, nhóm sinh viên thực hiện và một nút CONTROL để vào trang màn hình chính.

Hình 4.20: Giao diện màn hình chính

Màn hình điều khiển

Có bảng điều khiển và bảng hiển thị trạng thái. Bảng điều khiển gồm có nút START, STOP, MANUAL, AUTO. Nút START khởi động mô hình hoạt động. Nút STOP dừng mô hình lại. Nút MANUAL đưa chương trình qua giao diện MANUAL thực hiện chức năng. Nút AUTO chuyển sang giao diện màn hình AUTO thực hiện chức năng. Bảng hiện thị trạng thái gồm các đèn thông báo các chức năng đang thực hiện.

Như đèn QD75M4 sáng thì module đã kết nối thành công với CPU. Đèn Servo sáng thì Motor sẳn sang hoạt động.

Hình 4.21: Giao diện điều khiển

Màn hình MANUAL

Màn hình thể hiện vị trí và tốc độ của các trục khi mô hình hoạt động. Có các nút nhấn như Poin, Jog, Return home, Stop. Nút Poin là chế độ điểm của trên đĩa. Với 4 vị trí đã được đánh dấu, nhấn vị trí thì trục sẽ theo vị trí đó với các cấp tốc độ khác nhau. Nút Jog, chuyển mô hình sang giao diện Jog. Nút Return home đưa trục XY và đĩa xoay về vị trí home. Nút nhấn Stop thì dừng mô hình lại.

Chế độ poin

Nhấn nút này thì chuyển sang chế độ bắt các điểm trên đĩa, do người dùng tùy ý người dùng muốn trục bắt theo điểm nào.

Màn hình JOG

Hình 4.23: Chế độ bắt điểm

Giao diện điều khiển bằng tay các trục. Chọn tốc độ cho trục, nhấp JOG+ hay JOG-. Khi nhấn JOG+ các trục sẽ chạy thuận và JOG- thì các trục sẽ chạy nghịch. Đối với trục thì JOG+ thì xoay theo chiều kim đồng hồ, JOG- thì xoay theo chiều ngược kim đồng hồ. Nút nhấn

Màn hình JOG POSITION

Gọi data chạy với 2 cách là ABS và INC dành cho 2 trục. Ở đó người dùng có thể cài đặt tốc độ và vị trí chạy cho 2 trục. Cài đặt xong thì nhấn jog để mô hình bắt đầu hoạt động

Màn hình AUTO

Hình 4.25: Giao diện JOG POSITION

Giao diện AUTO cho phép người dùng hoạt động mô hình với chế độ tự động. Để bắt đầu hoạt động thì nhấn nút Auto để bắt đầu chế độ. Sau đó nhấn Start auto để bắt đầu chế độ. Nhấn Stop thì dừng lại chế độ. Muốn đưa mô hình về vị trí home thì nhấn Return home.

Hình 4.26: Giao diện chế độ Auto

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công mô hình dạy học dùng PLC MITSUBISHI (Trang 74 - 79)