TIẾT 30 LUYỆN TẬP 7 MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu GA TU CHON SINH 10 (Trang 30 - 34)

II. MỤC TIÊU KIẾN THỨC

TIẾT 30 LUYỆN TẬP 7 MỤC TIÊU

MỤC TIÊU

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Củng cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi tự luận.

- Vấn đáp học sinh kiểm tra năng lực tự học tự khai thác.BÀI HỌC BÀI HỌC

B25.

Câu 1. Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Câu 2. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy

không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?

Câu 3. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?

Trả lời:

Câu 1. Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn? - Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số

lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.

- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian. - Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào

trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

Câu 2. Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần thời gian để làm quen với môi trường (các hợp chất của môi trường cảm ứng để hình thành các enzim tương ứng), còn trong nuôi cấy liên tục thi môi trường ổn định vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.

Câu 3. Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tính thẩm thấu của màng bị thay đổi, làm cho vi khuẩn bị thủy phân. Còn trong nuôi cấy liên tục các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng tự thủy phân của vi khuẩn.

B26.

Câu 1. Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào?

Câu 2. Cho ví dụ về các bào tử sinh sản ở vi khuẩn và ở nấm.

Câu 3. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao?

Câu 1. Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào?

Trả lời:

Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt.

- Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp chất đặc biệt giúp cho bào tử rất bền nhiệt.

- Bào tử đốt: bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng. - Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.

Câu 2. Cho ví dụ về các bào tử sinh sản ở vi khuẩn và ở nấm.

Trả lời:

- Ở vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính. - Ở nấm có hai loại bào tử sinh sản:

+ Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)...

+ Bào tử vô tính: bào tử trần có nấm Aspertillus (nấm cúc), nấm Penicillium (nấm chổi) và bào tử có ở nấm Mucor.

Bào tử nấm rất đa dạng, có thể chuyển động hoặc không chuyển động.

Bào tử nấm chỉ có các lớp màng cấu tạo chủ yếu từ hêmixenlulôzơ và kitin, không có canxiđipicolinat kém chịu nhiệt.

Câu 3. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao?

Trả lời:

Nếu thịt đóng hộp không được diệt khuẩn đúng quy trình mà để lâu ngày, các nội bào tử mọc mầm phát triển. Chúng sẽ phân giải các chất, thải ra ôxi và các loại khí khác làm cho hộp phồng lên.

B27.

Câu 1. Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau : - Môi trường a gồm : nước, muối khoáng và nước thịt.

- Môi trường b gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin (vitamin B1) - Môi trường c gồm : nước, muối khoáng, glucôzơ.

 Sau khi nuôi ở tủ ấm 37°c một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt.

a) Môi trường a, b và c là loại môi trường gì ? b) Hãy giải thích kết quả thực nghiệm.

c) Glucôzơ, tiamin và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn ?

Câu 2. Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng Khác được không, vì sao ?

Câu 3. Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh ? Trả lời:

Câu 1: Chủng tụ cầu vàng được cấy trên ba loại môi trường a, b, c các loại môi trường này sẽ là:

- Môi trường a: tuy không có vitamin B1, nhưng có nhân tố sinh trưởng là nước thịt nên tụ cầu vàng sinh trưởng được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường bán tổng hợp.

- Môi trường b: có muối khoáng, glucôzơ, vitamin, đây là môi trường có đầy đủ nhân tố sinh trưởng nên tụ cầu vàng phát triển được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường tổng hợp.

- Môi trường c: vẫn trong suốt, không thay đổi, chứng tỏ môi trường không có các nhân tố giúp sự sinh trưởng của vi sinh vật, nên tụ cầu vàng không phát triển được.

- Giải thích kết quả thí nghiệm: Tụ cầu vàng muốn phát triển chúng đòi hỏi vitamin và các hợp chất phức tạp trong nước thịt, glucôzơ nên môi trường a, b, phù hợp còn môi trường c là môi trường khoáng nên nó không phát triển được.

- Vai trò của glucôzơ, tiamin, nước thịt.

+ Glucôzơ: là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng cho vi khuẩn. + Tiamin: vai trò hoạt hóa các enzim.

+ Nước thịt: là hợp chất cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.

Câu 2: Hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bố trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phenylalamin. Do vậy, khi nuôi 2 chủng vi sinh vật này, chúng sẽ không thể phát triển được.

Câu 3: Sau khi ăn, các thức ăn thừa đã nhiễm khuẩn, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn. Có như vậy mới hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giữ thức ăn được lâu hơn và tốt hơn.

V. DẶN DÒ

HS về nhà ôn tập toàn bộ kiến thức chuyên đề, chuẩn bị nội dung chuyên đề tiếp.

Lập Thạch, ngày ... tháng... năm 20...

KÝ DUYỆT CỦA TỔ CM

Ngày giảng.../.../ 201...

Một phần của tài liệu GA TU CHON SINH 10 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w