Cách thực hiện: Giống bài tập 3 nhưng tiến hành ở dưới nước.

Một phần của tài liệu Phong ngua DUOI NUOC (Trang 45 - 48)

Bài tập 5: Bơi dìu người bị đuối vào bờ.

Mục đích: Giúp học viên lĩnh hội được cách bơi dìu người bằng bơi ếch và bơi trườn qua các cách túm, nâng gáy, nách.

Cách thực hiện: Chia hai nhóm: một nhóm làm nhóm bị đuối nước và một nhóm còn lại dùng

cách túm nâng gáy và nách để dìu người bị đuối nước di chuyển vào bờ. Cự li kéo người khoảng 5-10m.

Yêu cầu: Người làm vai bị đuối nước nên thả lỏng cơ thể. Người đến cứu dùng kĩ thuật đập, đạp chân và một tay còn lại để bơi.

Khối lượng: Mỗi người thực hiện bơi dìu người 4-5 lần, mỗi lần cự li khoảng 5-10m.

Bài tập 6: Kéo người bị đuối lên bờ.

Mục đích: Giúp học viên làm quen và nắm được phương pháp kéo người bị đuối lên bờ một cách an toàn.

Cách thực hiện: Chia hai nhóm: một nhóm làm nhóm bị đuối nước và một nhóm còn lại đóng vai cứu đuối tiến hành tập kéo người lên bờ người thực hiện đúng yếu lĩnh từ để giữ tay người đến việc xoay lưng họ vào bờ nhúng xuống và kéo lên.

Yêu cầu: Phải thực hiện ở khu mép bể bơi trơn nhẵn hoặc có chuẩn bị một số tấm bạt để cạnh bể, nhằm tránh làm xây xát cho người bị kéo lên thành bể.

Khối lượng: Mỗi người lần lượt kéo người bị đuối nước lên bờ 3-4 lần.

Bài tập 7: Hô hấp nhân tạo.

Mục đích: Giúp học viên nắm vững trình tự và các yếu lĩnh cơ bản của hô hấp nhân tạo.

Cách tiến hành: Một nhóm làm nhóm bị đuối nước và một nhóm là nhóm cấp cứu. Nhóm cấp cứu lần lượt tiến

hành các công việc như sau: + Dốc nước.

+ Làm vệ sinh miệng và mũi.

+ Hô hấp nhân tạo theo 3 kiểu: người bị đuối nằm nghiêng, nằm sấp và nằm ngửa. Sau khi làm xong một lần thì đổi nhóm.

Yêu cầu: Bám sát các nội dung và cách làm ở mỗi phần việc đã trình bày trong phần phân tích ở trên để tiến

hành. Đồng thời phải nghiêm túc coi như tình huống có thật.

Khối lượng: Mỗi người tiến hành theo trình tự cấp cứu trên từ 2-3 lần.

Một phần của tài liệu Phong ngua DUOI NUOC (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(48 trang)