L ỜI CAM ĐOAN
6. Ý nghĩa khoa học và thực t iễ n
2.2.1. Phương pháp phổ hồng ngoại
Quang phổ hồng ngoại (IR) là phương pháp sử dụng để phân tích các hợp chất hữu cơ và vô cơ phổ biến nhất. Dùng để đo sự hấp thụ của mẫu ở các tần số khác nhau thuộc khoảng IR. Phương pháp phổ hồng ngoại dùng để phân tích và xác định các nhóm chức, cấu trúc hợp chất.
Đối với trường hợp chung, nếu phân tử có N nguyên tử sẽ có 3N - 6
Trong trường hợp phân tử thẳng hàng thì sốdao động cơ bản sẽ là 3N - 5. Ví dụ, ở phân tử O = C = O sẽ có 3.3 - 5 = 4 dao động cơ bản và ởđó có hai dao
động biến dạng với năng lượng như nhau, tần số như nhau được gọi là dao
động suy biến.
Các phân tử phức tạp nhiều nguyên tử có số phân tử dao động tăng
nhanh. Dao động trong phân tử tương tác với nhau làm biến đổi lẫn nhau nên tần số của những dao động cơ bản không còn tương ứng nữa. Vì thế, người ta
đưa vào quan niệm “dao đồng nhóm” là quan niệm xem dao động của các liên kết riêng rẽ, hoặc của các nhóm chức độc lập với các dao động khác trong toàn phân tử (tức là dao động được coi như định vị).
Bước chuyển mức năng lượng dao động bé, tương ứng với năng lượng bức xạ hồng ngoại trong thang bức xạ điện từ. Nên phổ dao động được gọi là phổ hồng ngoại. Không phải phân tử nào cũng có khả năng hấp thụ bức xạ
hồng ngoại làm cho phổ dao động mà chỉ có phân tử khi dao động có sự thay
đổi momen lưỡng cực so với trạng thái cân bằng. Chính các momen lưỡng cực dao động tương tác với điện trường của bức xạ hồng ngoại, thu được kết quả là phân tử hấp thụ bức xạ hồng ngoại.
Khi kích thích tia sáng hồng ngoại cho một phân tử, thu được dải tần số
từ 4000 cm-1 đến 400 cm-1. Mỗi liên kết, mỗi nhóm chức trong phân tử có khả năng cho các pic đặc trưng, cho biết thông tin về cấu trúc của phân tửđó.
Cấu trúc của HT-GO/BTSA được phân tích bằng hồng ngoại trên máy Nicolet Nexus 670 ở vùng bước sóng từ 4000 cm-1 đến 400 cm-1 tại Viện Kỹ
thuật nhiệt đới. HT-GO/BTSA được đo với dạng ép viên với KBr.