II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY
2.2.2. Phân tích chỉ số
Các chỉ số Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 TB ngành năm 2011 1.Khả năng thanh toán
Tỷ số thanh toán hiện hành 1,23 1,16 0,98 1,34
Tỷ số thanh toán nhanh 1,17 1.02 0,93 1,08
Tỷ số thanh toán tức thời 0,45 0,21 0,59 0,42
2. Khả năng hoạt động
Vòng quay tiền 6,7 16,1 4,8 9,26
Vòng quay hàng tồn kho 14,8 18,2 23,4 14,37
Kỳ thu tiền bình quân 36,2 37,9 32,2 67,78
Hệ số sử dụng tổng tài sản 1,07 1,16 1,44 1,93 Vòng quay khoản phải thu 0,028 0,026 0,03 0,01
3.Khả năng cân đối vốn
Hệ số nợ (D/A) 0,49 0,41 0,51 0,56
Hệ số tự tài trợ 0,49 0,56 0,45 0,41
TTE 123 44 228 87,1
4.Khả năng sinh lời (%)
ROA 26,1 24,4 27,6 18,3
ROE 53,5 43,2 61,2 43,9
Lợi nhuận biên PM 24,3 21 19,1 11,4
2.2.2.1 Khả năng thanh toán:
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Giá trị tuyệt đối
Tỷ lệ % tăng giảm
TS ngắn hạn 845485 1213451 367966 43,5
Tiền và các khoản tương đương
tiền 152598 725753 573155 375,5
Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn 254654 18000 -236654 - 92,9
Hàng tồn kho 99930 63913 -36017 - 56,4
Các khoản phải thu 258421 311824 53403 20,7
Tổng nợ ngắn hạn 863011 1235282 372271 43
Phải trả người lao động 6834 39928 33094 484
Phải trả, phải nộp khác 8920 446035 437115 4900 Khả năng thanh toán hiện thời 1,16 0,98 - 0,18 -15,5 Khả năng thanh toán nhanh 1.02 0,93 -0,09 8,8 Khả năng thanh toán tức thời 0,21 0,59 0,38 181
Đơn vị: Triệu đồng
+ Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành bằng 0,98<1 => tài sản ngắn hạn< nợ ngắn hạn => tài sản ngắn hạn của DN không đủ để tài trợ cho nguồn vốn ngắn hạn.
So sánh với năm 2010 (1,16) có thấy chỉ số này đã giảm đi 16% và thấp hơn tỷ số TB ngành (1,34) do mức độ tăng của nguồn vốn NH (69%) lớn hơn mức độ tăng của TSNH(43,5%) trong đó phải trả người lao động tăng gấp hơn 5 lần , các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác cũng tăng 49 lần. Ở TSNH, tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh 573.155.778.200 gần gấp 4 lần so với năm 2010 nhưng các khoản đầu tư tài chính NH lại giảm 236.654.899.604, chỉ còn hơn 10 %, có thể là do DN đã thu hồi được các khoản đầu tư tài chính đó và tạm thời đang giữ lại ở khoản mục tiền và các khoản
tương đương tiền. Tuy nhiên do sự tăng quá đột biến của nguồn vốn NH nên DN vẫn chưa có được tỷ số khả năng thanh toán hiện hành tốt.
+ Tỷ số thanh toán nhanh = 0,93 <1 giảm 8,8 % so với năm 2010 và bé hơn chỉ số TB ngành (1,08). Tỷ số này xấp xỉ tỷ số khả năng thanh toán hiện hành do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không đáng kể ở cả 2 năm và cũng có mức tăng thấp so với mức tăng của cả TSNH và Nguồn vốn NH => khả năng thanh toán nhanh của DN còn hạn chế.
+ Tỷ số khả năng thanh toán tức thời =0,59 tăng 1,8 lần so với năm 2010 do tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh trong năm 2011. So với TB ngành(0,42), tỷ số khả năng thanh toán tức thời của DN là khá tốt tuy nhiên nếu chủ nợ đòi nợ cùng 1 lúc thì DN sẽ không dựa vào tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay được.
Các hệ số khả năng thanh toán chỉ là kết quả tính toán tại một thời điểm chứ không phải được tính bình quân nên những con số trên chưa thể khiến chúng ta có thể khẳng định tình hình tài chính của Công ty là tốt hay xấu. Tuy nhiên căn cứ cả vào những phân tích ở trước thì có thể đưa ra nhận xét chung là khả năng thanh toán của DN còn hạn chế, DN nên xem xét xử lý nguồn tiền mặt và các tài sản tương đương tiền một cách hợp lý hơn do khoản mục này để trong thời gian dài không tạo ra doanh thu, ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của công ty.
2.2.2.2 Khả năng hoạt động: Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Giá trị tuyệt đối Tỷ lệ % tăng giảm Doanh thu 2467215 3500165 1032950 41,9 Giá vốn hàng bán 1917908 1227347 690561 56 Hàng tồn kho 99930 63913 -36017 - 56,4
Các khoản phải thu 258421 311824 53403 20,7 Tiền và các khoản tương đương
tiền 152598 725753 573155 375,5
Tổng tài sản 2122945 2418597 295652 13,9
Vòng quay tiền 6,7 16,1 4,8 9,26
Vòng quay hàng tồn kho 14,8 18,2 23,4 14,37
Kỳ thu tiền bình quân 36,2 37,9 32,2 67,78
Đơn vị: Triệu đồng
+ Tỷ số vòng quay tiền =4,8, giảm 70% so với 2010 và là rất thấp so với TB ngành (9,26) do DN đã để nguồn tiền và các khoản tương đương tiền ứ đọng quá lớn trong khi doanh thu chỉ tăng 41% (tương ứng với 1.032.950.695.021) .DN nên xem xét về tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền so với tổng tài sản để có được tỷ trọng hợp lý vì tiền để không không sử dụng cho hoạt động khác sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của DN về lâu dài và gây tốn kém chi phí bảo quản, cất giữ...
+ Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = 23,4, tăng 28,5% so với năm trước và cao so với TB ngành là 14,37 do lượng hàng tồn kho giảm 36% trong khi GVHB tăng 56%. Điều đó cho thấy năm 2011 công ty hoạt động hiệu quả hơn, quản lý hàng tồn kho tốt hơn.
+ Tỷ số kỳ thu tiền bình quân = 32,2, giảm 15% so với năm 2010 và rất thấp so với TB ngành là 67,78. Trong năm 2011,mức độ tăng của DT bình quân là 42% trong khi các khoản phải thu chỉ tăng với mức độ thấp hơn 21%, điều này có thể là do DN nhận khoản tiền trả trước của người mua lớn vì khoản mục này đã tăng gần gấp 2 lần so với năm trước.
+ Tỷ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản = 1,44, tăng 24% so với năm trước nhưng còn thấp hơn nhiều so với TB ngành là 1,93. Như vậy cứ mỗi đồng tài sản của DN tạo ra 1,44 đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ công ty đã có sự cải thiện trong sử dụng hiệu quả tài sản lưu động tuy nhiên vẫn còn kém nhiều so với trung bình ngành.Công ty cần có những biện pháp nhằm cải thiện tình hình này hơn nữa.
Qua các tỷ số trên có thể thấy DN đã có sự tiến bộ trong hoạt động SXKD thể hiện ở sự tăng tỷ số hàng tồn kho, tỷ suất sử dụng tổng tài sản. Tỷ số kỳ thu tiền bình quân tuy có giảm do năm 2011 công ty đã có nhiều chương trình ưu đãi đối với các dịch vụ trả trước nên được nhiều KH sử dụng tuy nhiên tỷ số này rất thấp so với TB ngành, DN nên cân đối giữa việc cung cấp các dịch vụ trả trước và trả sau, như vậy công ty mới đạt hiệu quả tốt nhất.
2.2.2.3 Khả năng cân đối vốn:
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Giá trị
tuyệt đối Tỷ lệ % tăng giảm Nợ phải trả 863011 1235282 372271 43 Vốn CSH 1195429 1088561 106868 8,9 Tổng tài sản 2122945 2418597 295652 13,9 EBIT 615280 804266 188986 30,7
Chi phí lãi vay 13917 3526 -10391 -74,7
Hệ số nợ (D/A) 0,49 0,41 0,51 0,56
Hệ số tự tài trợ 0,49 0,56 0,45 0,41
TIE 123 44 228 87,1
+ Hệ số nợ = 0,51 tăng 24,3% so với năm trước nhưng thấp hơn so với TB ngành(0,56). Nguyên nhân chủ yếu là do DN đã có sự tăng rất lớn trong khoản phải trả người lao động và các khoản phải trả, phải nộp khác .Điều này cho thấy DN đã cân đối trong việc sử dụng nợ và vốn CSH để tài trợ cho tài sản, tận dụng tốt hơn lợi thế của việc sử dụng nợ để tạo ra lá chắn thuế . Nhìn chung tỷ số này của DN là khá tốt.
+ Tỷ số khả năng chi trả lãi vay = 228, tăng gấp 5 lần so với năm 2010 (44) và tỷ sốTB ngành (87,1). Khả năng chi trả lãi vay của DN là rất tốt chứng tỏ DN hoạt động kinh doanh hiệu quả và ít sử dụng nợ vay=> tỷ số này tốt.
Như vậy qua xem xét các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn của Công ty ta thấy các chỉ tiêu này khá tốt. Hệ số nợ của DN còn thấp chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính cao tuy nhiên DN nên tận dụng hơn nữa lợi thế của việc sử dụng nợ vì tỷ số này vẫn còn thấp so với TB ngành.
2.2.2.4 Khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Giá trị
tuyệt đối Tỷ lệ % tăng giảm Vốn CSH 1195429 1088561 106868 8,9 Tổng tài sản 2122945 2418597 295652 13,9 Doanh thu 2467215 3500165 1032950 41,9 Giá vốn hàng bán 1917908 1227347 690561 56 EBIT 615280 804266 188986 30,7
Chi phí lãi vay 13917 3526 -10391 -74,7
Lợi nhuận sau thuế 516945 666712 149767 28,9
ROA 24,4 27,6 3,2 13
ROE 43,2 61,2 18 41,7
Lợi nhuận biên PM 21 19,1 -1,9 -9
Khả năng sinh lời căn bản 28,98 33,3 4,3 14,9
+ Tỷ số ROA= 27,6 tăng 13% so với năm trước và cao hơn TB ngành (18,3) cho thấy bình quân mỗi 100 đồng tài sản của DN tạo ra 27,6 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Nguyên nhân là do LN sau thế tăng 28,9 % nhiều hơn mức độ tăng của tổng tài sản 13,9%. LN sau thuế năm 2011 tăng nhiều như vậy là bởi vì doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 41,9 % tương đương với1032950 triệu tuy có thấp hơn mức độ tăng của giá vốn hàng bán là 56% tương ứng với số tuyệt đối là 690561 triệu đồng nhưng xét về số tuyệt đối thì lớn hơn hẳn. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay cũng giảm đi đáng kể (74,7%) => DN đạt được sự hiệu quả trong kinh doanh do sự cải thiện về hiệu suất sử dụng tổng tài sản.
+ Tỷ số ROE= 61,2 tăng 41,6 % so với năm 2010 và lớn hơn TB ngành. ROE có mức tăng như vậy là do LNST của DN tăng 28,9% trong khi vốn CSH lại giảm 8,93 %. Điều này cho thấy trong 2011 DN đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu.
Tương tự, các tỷ số lợi nhuận biên, khả năng sinh lời căn bản của DN đều tăng so với năm trước và lớn hơn TB ngành cho thấy DN có những bước tiến bộ và cần phát huy hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình.
Kết luận:
Nhìn chung các tỷ số đều có xu hướng tăng so với năm 2010, đáng kể là nhóm tỷ số khả năng sinh lời cho thấy DN hoạt động khá hiệu quả. Thêm vào đó, nhóm tỷ số khả năng hoạt động và cân đối vốn khá tốt, tuy nhiên công ty nên chú ý tăng nợ để tận dụng lợi thế của việc sủ dụng nợ. Ngoài ra, do có sự tăng đột biến về các khoản phải trả nên nợ phải trả năm 2011 của DN tăng mạnh, khoản mục tiền còn ứ đọng, chưa được sử dụng hợp lý dẫn đến khả năng thanh toán còn kém, DN nên chú ý đến điều này để có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
2.2.3. Phân tích Dupont:
- Doanh lợi doanh thu: ROS = LNST/DT - Vòng quay tổng TS: TATO = DT/Tổng TS
- ROA = LNST/Tổng TS = LNST/DT x DT/Tổng TS - ROA = ROS x TATO
- Số nhân VCSH = Tổng TS/VSCH - ROE = ROA x Số nhân VCSH
= ROS x TATO x Số nhân VCSH
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ROS 24.3% 21.04% 19.1%
TATO 1.07 1.16 1.44
ROA 26.0% 24.4% 27.5%
Số nhân VCSH 2.05 1.78 2.22
ROE 53.3% 43.2% 61.2%
Năm 2010 ROE giảm khá nhiều (10.1%) so với năm 2010 chứng tỏ mức sinh lời của VCSH giảm. ROE giảm sút là do cả ROA và số nhân VCSH giảm. Số nhân VCSH giảm là do doanh nghiệp tăng việc sử dụng VCSH còn ROA
giảm là do doanh lợi doanh thu ROS giảm. Điều này cho thấy DN có chiến lược kinh doanh và quản lý doanh thu và chi phí không tốt.
Năm 2011, ROE của DN tăng cao (18%) nhờ có sự tăng đồng thời của ROA và số nhân VCSH (DN tăng cường huy động vốn vay bên ngoài và giảm việc sử dụng VCSH). ROA là do hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng còn doanh lợi doanh thu vẫn tiếp tục giảm. Điều này chứng tỏ vấn đề quản lý chí phí và doanh thu của DN vẫn chưa được khắc phục và cần được quan tâm hơn.
Tuy nhiên, nhìn chung ROE của DN vẫn rất cao qua 3 năm chứng tỏ mức sinh lợi của VCSH khá cao và DN thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư.
2.2.4 Phân tích đòn bẩy tài chính:
- Tình hình nợ vay của công ty:
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Vay ngắn hạn
- NH TMCP Tiền Phong 71.130.389.755 71.130.389.755 0
- NH TMCQ Quân đội 41.624.506.409 0 0
2. Vay dài hạn 91.942.642.959 0 0
Nguồn vốn vay ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng lượng vốn vay. Việc sử dụng vốn ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng, thuân lợi hơn so với việc sử dụng vốn vay dài hạn. Bởi vì, thông thường các điều kiện cho vay ngắn hạn mà ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác đưa ra đối với doanh nghiệp thường ít khắt khe hơn so với tín dụng dài hạn. Chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thường thấp hơn so với sử dụng tín dụng dài hạn.Sử dụng tín dung ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng, linh hoạt điều chỉnh hơn cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Năm 2010 và 2011 DN giảm mạnh cả vốn vay ngắn hạn và dài hạn. Nguồn vốn tăng chủ yếu do VCSH.
- Các tỷ số đòn bẩy tài chính:
+ Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ/Tổng TS + Tỷ số nợ trên VCSH = Tổng nợ/Tổng VCSH + Tỷ số nợ dài hạn trên VCSH = Nợ dài hạn/VCSH + Tỷ số tổng TS trên VCSH = Tổng TS/VCSH
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
TS nợ trên tổng TS 49.1% 40.7% 51.1%
TS nợ trên VCSH 100.5% 72.2% 113.5%
TS nợ dài hạn trên VCSH 26.7% 11.1% 0.145% TS tổng TS trên VCSH 204.8% 177.6% 222.2% TS khả năng thanh toán lãi vay 123.1 44.2 228.1
- Năm 2009, 49.1% tài sản được tài trợ bằng vốn vay nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 40.7% do tổng tài sản tăng 23% nhưng VCSH tăng 42% nên phần vốn vay tài trợ cho tổng TS giảm.
- Năm 2011, 51.1% TS được tài trợ bằng vốn vay. Sự tăng mạnh này là do tổng TS tăng 14% nhưng VCSH lại giảm nên DN phải tăng vốn vay để tài trợ cho TS
- Trừ năm 2010, 2 năm còn lại TS nợ trên VCSH đều lớn hơn 100% chứng tỏ DN đã sử dụng rất nhiều nợ. Trong đó sự tăng lên chủ yếu là ở nợ ngắn hạn bởi vì hệ số nợ dài hạn trên VCSH nhỏ hơn rất nhiều (năm 2011 chỉ là 0.145%).
- TS tổng TS 3 năm của DN lần lượt là 204.8%, 177.6% & 222.2%. Điều này cho thấy vốn cổ phần chỉ tài trợ một phần khiêm tốn cho tổng tài sản, chỉ số này tăng do tốc độ tăng của tổng tài sản (được tài trợ từ nợ vay) lớn hơn tốc độ tăng của vốn cổ phần (do lợi nhuận chưa phân phối góp vào). - Khả năng thanh toán lãi vay của DN rất an toàn.
Các chỉ số đòn bẩy tài chính đã phản ánh được tình hình nợ ở mức cao và tốc độ tăng nhanh từ quý 3 sang quý 4. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ,tuy nhiên nợ dài hạn vẫn đóng vai trò quan trọng. Nợ nhiều tạo sức ép vận hành phải đảm bảo lợi suất cao hơn lãi suất, đảm bảo điểm rơi lợi nhuận tích lũy đủ thanh toán nợ gốc. Khả năng thanh toán lãi vay rất an toàn, mặt khác công ty có thể tận dụng những lợi thế của việc vay nợ như: lá chắn thuế, không sợ pha loãng quyền sở hữu và có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn tuỳ theo từng thời kỳ …
DLF = %∆EPS %∆EBIT
= EBIT
[EBIT – I – PD/(1 – T)]
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011