6. Phương pháp nghiên cứu
3.4. Diễn biến thực nghiệm sư phạm
Hình 3.1: Những dụng cụ cần chuẩn bị.
Tiết thực nghiệm diễn ra vào tiết 6,7,8. Giáo viên chuẩn bịđầy đủ 5 bộ dụng cụ thí nghiệm vào 5 khay. Giáo viên chuẩn bị thêm ống thí nghiệm cho học sinh vì ống thí nghiệm làm bằng thủy tinh nên dễ bị vỡ khi sử dụng.
Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập cá nhân cho học sinh và chuẩn bị giấy A2 để vẽ sơ đồtư duy và thiết kếphương án thí nghiệm. Ngoài ra, giáo viên chuẩn bị bút lông và
màu tô để phần trình bày của học sinh mang tính trực quan và sinh động hơn.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về trạng thái và các quá trình biến đổi trạng thái.
Hình 3.2: Giáo viên ổn định lớp.
- Vì lớp thực nghiệm thuộc trường dân lập nên học sinh rất hiếu động, vì thếđể
ổn định lớp, GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm từ 4-5 học sinh, yêu cầu mỗi nhóm bầu ra nhóm trưởng. Các học sinh nhanh chóng thực hiện yêu cầu.
- Giáo viên giới thiệu bài học hôm nay “Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Boyle –
Mariotte” thông qua tiểu sử ông Robert Boyle và ông Edme Mariotte. GV yêu cầu học
sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện vẽ sơ đồ tư duy nội dung kiến thức “Trạng thái. Các quá trình biến đổi trạng thái” trên khổ giấy A2 đã chuẩn bị sẵn.
Hình 3.3: Học sinh đọc sgk và vẽsơ đồtư duy.
- Các bạn học sinh chăm chú đọc sách và thảo luận đưa ra ý tưởng để vẽsơ đồ tư
duy. GV nhắc nhở học sinh cân đối thời gian làm nhiệm vụ. Nhóm trưởng lên phân công nhiệm vụcho các thành viên trong nhóm đọc sách giáo khoa để có thể đưa ra nhiều ý
tưởng trình bày sơ đồ và tiết kiệm thời gian thực hiện. Trong khi một bạn trình bày thì các thành viên còn lại sẽ hỗ trợ bạn vừa xem sách giáo khoa vừa hỗ trợ bạn và trang trí
Hình 3.4: Một nhóm lên đại diện thuyết trình sơ đồtư duy.
- Sau khi hết thời gian vẽsơ đồtư duy, có 4 nhóm đã thực hiện xong, còn 1 nhóm
chưa thực hiện xong. GV cử một nhóm lên đại diện thuyết trình bản vẽ của nhóm mình. Hai bạn ởnhóm 2 đã đại diện lên thuyết trình sơ đồ tư duy mà nhóm đã làm. Bạn nữ hỗ
trợ bạn nam cầm bản vẽ, bạn nam trình bày tự tin, lưu loát, mạch lạc phần kiến thức
“Trạng thái. Các quá trình biến đổi trạng thái”.
Hình 3.5: GV giao nhiệm vụvà hướng dẫn HS làm thí nghiệm quả bong bóng co, giãn.
- GV tiến hành phát phiếu học tập số 1 và dụng cụ thí nghiệm quả bong bóng cho HS. GV giới thiệu cho HS thí nghiệm chuẩn bịlàm và hướng dẫn HS làm TN. GV giao 2 nhiệm vụ cho HS bao gồm nhiệm vụ 1 là làm thí nghiệm, nhiệm vụ 2 là hoàn thành phiếu học tập số1. GV đặt ra thời gian để hoàn thành nhiệm vụ. HS chăm chú lắng nghe
GV hướng dẫn và giao nhiệm vụ. Nhóm trưởng của mỗi nhóm phân công công việc cho mỗi thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất và theo đúng thời
gian quy định.
Hình 3.6: Học sinh điền thông tin vào phiếu học tập.
- Sau khi nhận phiếu học tập số 1 và lắng nghe hướng dẫn của GV, HS nhanh
chóng điền thông tin cá nhân vào phiếu học tập của mình. Mỗi nhóm nhận được bộ dụng cụ thí nghiệm quả bong bóng, các thành viên trong nhóm kiểm tra dụng cụ thí nghiệm
Hình 3.7: Học sinh làm thí nghiệm quả bong bóng.
- Học sinh đọc hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm quả
bong bóng. Mỗi thành viên trong nhóm đều được thực hiện thí nghiệm, các thành viên còn lại quan sát kích thước quả bong bóng và đưa ra nhận xét. Các em thực hiện thí nghiệm một cách cẩn thận, tỉ mỉ, các bạn nam thực hiện thí nghiệm này nhanh và dễ dàng hơn các bạn nữ do phải cần một lực đủ mạnh đểđẩy pittong trong xi lanh nên nhóm có các thành viên nữ sẽ làm thí nghiệm chậm hơn so với nhóm có các thành viên nam chiếm sốđông. Vì là thí nghiệm quan sát nên các em rất chăm chú quan sát hiện tượng.
Hình 3.8: Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1
- Sau khi thực hiện thí nghiệm xong, các em nhanh chóng điền kết quảthu được vào phiếu học tập số 1. Mỗi cá nhân nêu ra kết quả mình quan sát được sau khi thực hiện thí nghiệm này. Giáo viên đánh giá năng lực học sinh thông qua việc quan sát quá trình học sinh thực hiện thí nghiệm và dựa trên phiếu học tập số1 đểđánh giá năng lực thành tố thứ1 trong năng lực vật lí.
Hình 3.9: Học sinh báo cáo kết quảthu được ở thí nghiệm quảbong bóng và đưa
ra dựđoán.
- Sau khi hết thời gian thực hiện nhiệm vụ, hầu hết các nhóm đều thực hiện nhiệm vụ đúng thời gian quy định, một bạn lên thuyết trình kết quảthu được khi quan sát thí nghiệm quả bong bóng co, dãn. Bạn nữ trình bày rõ ràng, tựtin, đưa ra được dựđoán
mối quan hệ giữa áp suất và thể tích khi nhiệt độkhông đổi.
Hoạt động 3: Giải quyết vấn đề.
Hình 3.10: Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm kiểm chứng dựđoán.
- Giáo viên giới thiệu bộ dụng cụ thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết đã đề ra. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thiết kếphương án thí nghiệm để kiểm chứng dự
đoán dựa trên bộ dụng cụ thí nghiệm đã được phát. Học sinh chăm chú lắng nghe giáo viên giới thiệu từng dụng cụ thí nghiệm, nhận phiếu học tập số 2 và khay thí nghiệm của nhóm.
Hình 3.11: Học sinh thảo luận thiết kếphương án thí nghiệm.
- Học sinh sôi nổi thảo luận lên phương án thiết kế thí nghiệm bao gồm những dụng cụ nào, cách bố trí các dụng cụ thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm. Các thành viên trong nhóm hoạt động rất tích cực, đưa ra nhiều phương án khác nhau, thảo luận chọn ra phương án tối ưu nhất.
Hình 3.12: Phương án thí nghiệm của nhóm 1, nhóm 3.
- Mỗi nhóm đưa ra các phương án thí nghiệm khác nhau. Các thành viên trong nhóm làm việc rất tích cực, hỗ trợ lẫn nhau, lắp ráp từng dụng cụ thí nghiệm một cách tỉ mỉ. Có nhóm tận dụng hết các dụng cụ thí nghiệm mà giáo viên đã phát, có nhóm chỉ
sử dụng 2 đến 3 dụng cụ thí nghiệm. Giáo viên quan sát được năng lực tư duy thiết kế
và sáng tạo của học sinh thông qua các phương án thí nghiệm mà học sinh đã đề ra.
Hình 3.13: Học sinh vẽsơ đồ thí nghiệm.
- Sau khi lên phương án thiết kế, học sinh trình bày vẽsơ đồ thiết kếphương án
thí nghiệm của nhóm mình. Có rất nhiều bạn có năng khiếu nên vẽ rất nhanh và đẹp. Một thành viên trong nhóm phụ trách vẽ, các thành viên còn lại hỗ trợ bạn tô màu cho
sơ đồ thiết kế của nhóm thêm sinh động. Giáo viên nhắc nhở thời gian để các nhóm khẩn
trương hoàn thành sơ đồ thiết kế của nhóm mình.
Hình 3.14: Học sinh thuyết trình phương án thí nghiệm.
- Sau khi hết thời gian, có 4 nhóm đã hoàn thành xong sơ đồ thí nghiệm của nhóm mình, còn một nhóm còn đang trang trí tô màu. Hai thành viên của nhóm 1 đại diện nhóm lên thuyết trình vềphương án thiết kế của nhóm mình. Các bạn không tận dụng hết các dụng cụ thí nghiệm mà giáo viên đã đưa. Các bạn chỉ sử dụng 3 dụng cụđể làm thí nghiệm. Giáo viên có thểđánh giá năng lực vật lí thành tố thứ 2 thông qua việc quan sát quá trình học sinh lên phương án thiết kế thí nghiệm, ngoài ra học sinh còn được
phát huy năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đềvà năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
Hoạt động 4: Tiến hành thí nghiệm.
Hình 3.15: Học sinh nhóm 5, nhóm 1 thực hiện thí nghiệm.
- Sau khi GV thống nhất phương án thiết kế thí nghiệm, các nhóm tiến hành thực hiện thí nghiệm theo phương án đã thống nhất. GV đưa ra một số nội quy an toàn khi thực hiện thí nghiệm. Nhóm trưởng phân chia công việc cho từng thành viên trong nhóm
để thực hành thí nghiệm một cách tốt nhất và đúng thời gian quy định. Các thành viên trong nhóm làm việc rất tích cực, lắp ráp dụng cụ thí nghiệm một cách cẩn thận, tỉ mỉ.
Vì đây là thí nghiệm định lượng, nên các nhóm phải lắp thí nghiệm đúng mới lấy số liệu chuẩn xác.
Hình 3.16: Học sinh xử lí số liệu vào phiếu học tập số 2.
- Sau khi thực hiện xong thí nghiệm và thu thập được số liệu thí nghiệm, học sinh tiến hành xử lí số liệu thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập số 2. Có một số bạn giỏi tính toán nên xử lí số liệu thí nghiệm một cách dễ dàng, nhanh chóng, có một số bạn còn chậm, chưa biết cách xử lí số liệu thí nghiệm, cần sự hỗ trợ của GV. Mỗi học sinh tự nêu ra khó khăn trong quá trình thực hiện thí nghiệm và cách giải quyết những khó khăn ấy. Khi học sinh gặp khó khăn và cần sự hỗ trợ của GV nhưng trên tinh thần để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết, cần hạn chế sự can thiệp của GV trong quá trình học sinh làm nhiệm vụ. GV nhắc nhở thời gian để học sinh hoàn thành nhiệm vụđúng thời gian
quy định.
Hình 3.17: Học sinh báo cáo kết quả thực hành thí nghiệm của nhóm.
- Sau khi hết thời gian, hầu hết các nhóm đã hoàn thành xong nhiệm vụ xử lí số
liệu thí nghiệm mà nhóm thu được từ thí nghiệm kiểm chứng. Một bạn đại diện nhóm 1 lên trình bày kết quả mà nhóm đã thực hiện. Bạn nêu ra khó khăn trong quá trình thực hiện là việc lấy số liệu thí nghiệm còn có sự chênh lệch quá lớn. Nhóm đã tìm ra nguyên
nhân là do lắp ráp thí nghiệm chưa đúng, phần khí bên trong chưa kín dẫn đến việc lấy số liệu sai. Nhóm đã lắp lại thí nghiệm lần nữa, gắn chặt nút đậy cao su để cho phần khí
bên trong được kín, khi đó nhóm đã lấy số liệu được chính xác.
Hoạt động 6: Vận dụng.
Hình 3.18: Học sinh giải quyết tình huống.
- Giáo viên củng cố lại bài học đưa ra tình huống gần gũi với cuộc sống để học sinh giải quyết. Một bạn xung phong lên giải quyết tình huống, áp dụng ngay các kiến thức vừa mới được học. Giáo viên có thểđánh giá năng lực vật lí thành tố thứ 3 qua việc