3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Đức Mạnh
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý và diện tích khu vực - Đặc điểm địa hình - địa mạo - Khí hậu – Thủy văn
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Kinh tế - Xã hội
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của xã Đức Mạnh
- Hiện trạng quỹđất - Tình hình quản lý đất đai
3.3.3. Thực hiện kết công tác kê khai đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thôn Đức Lợi. nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thôn Đức Lợi.
3.3.4. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên xã Đức Mạnh nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên xã Đức Mạnh
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, về hiện trạng sử dụng đất đai, …củaxã Đức Mạnh.
- Thu thập các tài liệu, số liệu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Đức Mạnh.
* Thu thập số liệu sơ cấp
Thực hiện công tác tổ chức kê khai tại thôn đức lợi trên địa bàn xã bao gồm các nội dung sau:
- Tổ chức kê khai đăng ký đất đai: công tác tổ chức và hướng dẫn người dân kê khai đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.
+ Số hộ gia đình đã kê khai : 288 hộ + Số hộ gia đình chưa kê khai : 12 hộ
- Tổng hợp phân loại đơn đăng ký kê khai, tiến hành rà soát, đối chiếu các thông tin kê khai của người dân so với kết quả đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính kết quả phân loại theo các trường hợp sau:
+ Đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ ( có 688 hồ sơ ): cấp lần đầu và cấp đổi GCNQSDĐ.
+ Không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ ( có 24 hồ sơ ): trường hợp do lấn chiếm, tranh chấp, kê khai không đúng mục đích.
+ Chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ do không đủ hồ sơ ( có 6 hộ ): mục đích đưa ra giải pháp hoàn thiện giấy tờ để bổ xung vào hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ.
3.4.2. Phương pháp thống kê
- Tiến hành thống kê các số liệu, tài liệu địa chính, các tài liệu liên quan về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng...đã được thu thập thông qua quá trình điều tra.
- Tiến hành kiểm tra, đối soát thông tin thửa đất trên hồ sơ đã thu thập được với thông tin của thửa đất trên bản đồ địa chính đã được thành lập, có bảng thống kê, tổng hợp.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Thống kê các số liệu đã thu thập được như diện tích, các trường hợp cấp GCNQSDĐ, v.v…
- Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel
3.4.4. Phương pháp so sánh, phân tích, viết báo cáo
- Từ số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích kết quả cấp GCNQSDĐ cho các hộgia đình cá nhân để tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục và viết báo cáo.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Đức Mạnh
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý và diện tích khu vực
Đức Mạnh là một xã thuộc huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đây là một địa phương có Quốc lộ 14 đi qua.
Diện tích: 82,06 km².
Dân số: 11565 người. Vịtrí địa lý :
Nằm trong khoảng 12026'15’’-12033'45” vĩ độ Bắc, 107037'30”- 107045' kinh độĐông.
Phía Đông giáp xã Đắk N’Drót, xã Đắk R’La; phía Tây giáp thị trấn Đắk Mil và xã Đắk Lao; phía Nam giáp xã Đắk Sắk, xã Đức Minh và xã Long Sơn; phía Bắc giáp xã Đắk Lao và Đắk N’Drót.
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình – địa mạo
Xã Đức Mạnh có địa hình chủ yếu là cao nguyên , đất đỏ badan, thích hợp với cây cà phê, hồ tiêu và nhiều loại cây nông, công nghiệp khác xen vào những cánh đồng và khu dân cư là những đồi bát úp rải rác trong toàn xã, có đường quốc lộ 14 chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở hạ tầng và giao thông đi lại.
4.1.1.3. Khí hậu - thủy văn
Khí hậu:
Đăk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể..
Nhiệt độ trung bình năm 22-230C, nhiệt độ cao nhất 350 C, tháng nóng nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2000-2300 giờ. Tổng tích ôn cao 8.0000rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm.
Lượng mưa trung bình năm 2.513 mm, lượng mưa cao nhất 3.000mm. Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày.
Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s , hầu như không có bão nên không gây ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội.
bản về khí hậu là sự mất cân đối về lượng mưa trong năm và sự biến động lớn về biên độ nhiệt ngày đêm và theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và sinh hoạt là việc cấp nước, giữ nước và việc bố trí mùa vụ cây trồng.
Thủy văn:
Xã có các con suối chạy dọc theo địa bàn các thôn như: Suối Đắk R’La, Suối Đá, Suối Bầu Cỏ,Suối Con…, đây cũng là lợi thế để nhân dân tận dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và phát triển chăn nuôi thủy sản và phát triển nông nghiệp cũng như việc tưới tiêu cho các loại cây trồng lâu năm như hồ tiêu, cà phê…..giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
4.1.2. Kinh tế - xã hội
Đức Mạnh là xã có mật độ dân số trung bình khá cao so với toàn huyện Đắk Mil với Dân số: 11565 người
Dân cư sống tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm xã, một số cụm rải rác theo các trục đường lớn. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông, chủ yếu là trồng màu và trồng cây công nghiệp như: cà phê, hồ tiêu, cao su và nhiều cây nông công nghiệp khác.
Tuy nhiên do trình độ dân trí còn thấp, chưa áp dụng được khoa học kĩ thuật vào canh tác nên năng suất thấp, giá cả không ổn định đời sống dân cư chưa được nâng cao.
Xã Đức Mạnh đã được công nhận là xã văn hóa của tỉnh. Năm 2008 trạm y tế của xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Mặc dù vậy chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến các nhu cầu cần thiết như trường học, chợ… khá đầy đủ.
4.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lí đất đai trên địa bàn xã Đức Mạnh Đức Mạnh
Ủy ban nhân dân xã Đức Mạnh hiện sử dụng 4595,53 ha đất nông nghiệp, 344,03 ha đất phi nông nghiệp, không có trường hợp chuyển đổi mục
đích sử dụng đất trái pháp luật, việc sử dụng đất đúng mục đích sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt [1].
4.2.1. Hiện trạng quỹđất
Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil Tỉnh Đắk Nông được thể hiện tổng quát ở Bảng 4.1 , cụ thểnhư sau:
Bảng 4.1: Diện tích, cơ cấu đất đai năm 2018 xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil,Tỉnh Đắk Nông
STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 4939,56 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 4595,53 93,04 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4551,21 92,14 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1572,23 31,83 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 114,00 2,31 1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 114,00 2,31 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1458,23 29,52 1.1.1.2.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 1458,23 29,52 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2978,98 60,31 1.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 2848,48 57,67 1.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 125,00 2,53 1.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 5,50 0,11 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 38,10 0,77 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 38,10 0,77 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 6,22 0,13 1.3.1 Đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt TSN 6,22 0,13
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 344,03 6,96
2.1 Đất ở OCT 93,84 1,90 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 93,84 1,90 2.2 Đất chuyên dùng CDG 168,29 3,41 2.2.1 Đất xây dựng trụ sởcơ quan TSC 0,31 0,01 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 14,10 0,29 2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 3,46 0,07 2.2.3.1 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 1,08 0,02 2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 2,38 0,05 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 150,42 3,05 2.2.4.1 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 0,04 0,002
STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) 2.2.4.2
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 4,46 0,1 2.2.4.3 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 2,30 0,05 2.2.4.4 Đất giao thông DGT 139,65 2,83 2.2.4.5 Đất thuỷ lợi DTL 2,60 0,05 2.2.4.6 Đất Chợ DCH 0,30 0,01 2.2.4.7 Đất công trình năng lượng DNL 1,02 0,005 2.2.4.8 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 0,05 0,003
2.3 Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng TON 3,19 0,06
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 10,95 0,22
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 67,76 1,37 2.5.1 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 56,11 1,14 2.5.2 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 11,65 0,24
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 0,00 0
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,00 0
(Nguồn: phòng tài nguyên và môi trường huyện Đắk Mil )
Qua bảng 4.1: cho ta thấy xã Đức Mạnh có tổng diện tích tự nhiên là 4939,56 ha và được chia làm 3 nhóm đất chính là:
- Nhóm đất nông nghiệp: Có diện tích là 4595,53 ha chiếm 93.04% diện tích tự nhiên của xã toàn xã. Trong đó, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 4551,21 ha diện tích đất tự nhiên. Ngoài ra còn đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản cũng chiếm diện tích gần 40 ha
- Nhóm đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích đất phi nông nghiệp có diện tích 344,03 ha chiếm 6,96% diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Đất phi nông nghiệp bao gồm: đất ở,đất ở tại nông thôn, đất chuyên dùng, đất cở sở
tôn giáo...v..v. Trên địa bàn xã thì được phân chia mỗi thôn một nghĩa trang, rất quy củ không làm ảnh hưởng đất các loại đất khác.tại xã không có đất xây dựng các công trình văn hóa.nghĩa trang được xây dựng thành các khu riêng không không ảnh hưởnng đến các xã khác, trên địa bàn xã chỉ có các con suối nhỏ chạy qua nên diện tích đất sông ngòi là không đáng kể.
- Nhóm đất chưa sử dụng : trên toàn xã không có đất chưa sử dụng
4.2.2. Tình hình quản lý đất đai
Ủy ban nhân dân xã đã làm tốt công tác tuyên truyền về quản lý và sử dụng đất theo Luật Đất đai đến nhân dân. Các sai phạm trong quản lý sử dụng đất ngày càng giảm. Đặc biệt là tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, đất trồng lúa đã được làm tương đối tốt. Diện tích đất lúa cho an ninh lương thực được bảo đảm.
Chính quyền địa phương làm tốt công tác động viên, khuyến khích nhân dân khai hoang, phục hóa đưa đất trống, đồi trọc vào sản xuất. Đất chưa sử dụng trên địa bàn xã đến nay không còn. Để bảo đảm quỹđất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, tăng năng suất, sử dụng đất đai một cách hiệu quả và khoa học. Chính quyền địa phương cần nhanh chóng xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết 05 năm (2010 - 2015)
Ủy ban nhân dân xã Đức Mạnh hiện sử dụng 4595,53 ha đất nông nghiệp, 344,03 ha đất phi nông nghiệp, không có trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật, việc sử dụng đất đúng mục đích sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt [1] .
4.3. Thực hiện công tác kê khai đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thôn Đức Lợi . quyền sử dụng đất trên địa bàn Thôn Đức Lợi .
4.3.1. Tình hình kê khai đăng kí của các chủ sử dụng đất trên địa bàn Thôn Đức Lợi
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp số liệu tình hình kê khai đăng kí của các chủ sử dụng đất trên địa bàn thôn đức lợi STT Tên Thôn Tổng số chủ sử dụng đất ( hộ ) Tình hình kê khai ( hộ ) Tỉ lệ (%) Tổng số hồsơ đã kê khai 1 Thôn Đức Lợi 300 Đã kê khai 288 96% Tổng số hồsơ : 823 hồ sơ Chưa kê khai 12 4% Cấp đổi: 688 hồsơ Cấp mới: 135 hồsơ
(Nguồn: Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai)
Qua sự vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật của tổ công tác kê khai với người dân trong địa bàn thôn Đức Lợi Sau quá trình thực hiện đến từng thôn phối hợp với trưởng thôn tiến hành kiểm tra, rà soát, phân tích, tổng hợp số liệu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận của Tỉnh Đắk Nông
Tổ công tác thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã thu được kết quả kê khai của các hộgia đình cá nhân trên địa bàn Thôn Đức Lợi, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, Tỉnh Đắk Nông và thu được kết quảnhư sau:
- Toàn Thôn có 300 chủ sử dụng đất trong đó đã có 288 chủ sử dụng đất đã đến kê khai đăng ký đạt được 96% trên tổng số chủ sử dụng đất. Số chủ sử dụng đất chưa đến đăng ký là 12 chiếm tỷ lệ là 4% so với tổng số chủ sử dụng của toàn thôn. Qua kết quả trên cho thấy kết quả đăng ký khá tốt và
để đạt được những kết quả đáng ghi nhận như vậy đó là sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể các ban ngành lãnh đạo và nhân dân trên xã. Công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai đến được với người dân và người dân cũng đã nhận thức được tàm quan trọng của việc cấp GCNQSDĐ.
- Về số hồsơ mà chủ sử dụng đất đã đến kê khai đăng ký là 688 bộ hồsơ cấp đổi và 135 bộ hồsơ cấp mới.
Công tác hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân, kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ được diễn ra một cách nghiêm túc, đạt hiệu quả cao. Không xảy ra tình trạng người dân chen lấn, gây mất trật tự ảnh hưởng đến quá trình kê khai đăng ký.
4.3.2. Kết quả hồ sơ đăng kí, kê khai cấp đổi GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Lợi
Bảng 4.3: Kết quả hồsơ kê khai đăng ký cấp đổi GCNQSDĐ trên địa bàn Thôn Đức Lợi
(Nguồn:Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai)
Sau khi hoàn thành khâu kê khai đăng ký sau đó hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân tổ công tác tiến hành trình hồ sơ lên