3.3.3.1. Phân tích SWOT:
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
- Chi phí sản xuất sản phẩm này tương đối thấp nên có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ nước ngoài.
- Tận dụng tối đa phế phẩm từ việc chế biến quả dừa, giúp nâng cao giá trị của cây dừa.
- Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường, đảm bảo chất lượng thịt sạch.
- Chất lượng sản phẩm tốt, ổn định.
- Chỉ cần sử dụng một lượng ít nhưng vẫn cho hiệu quả cao, giảm giá thành sản xuất.
- Sản phẩm ra đời sau, người tiêu dùng đã quen với các loại sản phẩm cùng loại trên thị trường. - Thương hiệu nhà sản xuất chưa đủ uy tín trên thị trường thức ăn chăn nuôi nên người nông dân khó chấp nhận.
- Sản phẩm có dạng bột, khi sử dụng phải trộn vào thức ăn, người nông dân ngại không tiện lợi khi sử dụng.
- Hệ thống phân phối của các sản phẩm prebiotic đang có mặt trên thị trường rất rộng và khó xâm nhập.
Cơ hội (O) Thách thức (T)
- Nhu cầu thị trường về một loại sản phẩm bố sung có nguồn gốc thiên nhiên là rất lớn.
- Nông dân rất ngại tiếp cận và sử dụng thử sản phẩm mới.
- Theo xu hướng chung của thế giới, các loại thực phẩm như thịt, cá…muốn xuất khẩu được thì phải đảm bảo chất lượng tốt, không có dư lượng thuốc kháng sinh nên tương lai nông dân phải sử dụng những sản phẩm dạng như vậy.
- Chi phí thuốc kháng sinh cho vật nuôi hiện đang rất cao, vật nuôi lại dễ bị bệnh dịch nên người chăn nuôi theo xu hướng chung sẽ quan tâm nhiều hơn đến yếu tố “phòng bệnh” hơn là “ chữa bệnh”.
mặt trên thị trường rất mạnh về vốn và nguồn lực nên rất khó để cạnh tranh.
Kết hợp các yếu tố trong SWOT:
S1 – O1: sản xuất sản phẩm với giá cả cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, cố gắng tập trung vào những thị trường mà các đối thủ cạnh tranh còn đang bỏ ngõ.
S3 – O2: vật nuôi sử dụng sản phẩm sẽ tránh được nguy cơ về tồn dư thuốc kháng sinh, chất lượng thịt tốt và sạch, có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn để xuất khẩu.
S4 – O2: chất lượng thức ăn chăn nuôi tốt sẽ cho ra những vật nuôi tốt, hay nói cách khác, nguyên liệu tốt sẽ cho ra sản phẩm tốt.
S5 – O3: sử dụng sản phẩm có chứa prebiotic có thể ngăn ngừa một số bệnh thường gặp ở vật nuôi mà chi phí lại thấp hơn nhiều so với sử dụng thuốc kháng sinh.
S1, S2 – T2: chi phí sản xuất thấp nên nhà sản xuất có thể trích một phần lợi nhuận để làm các chương trình hỗ trợ người chăn nuôi như tư vấn sử dụng sản phẩm, hỗ trợ máy trộn thức ăn…thay vì để giá thành sản phẩm quá thấp.
W1 – O1: tuy thị phần đang thuộc về tay những nhà sản xuất có sản phẩm ra đời sớm nhưng lượng cầu hiện rất lớn, vẫn còn cơ hội cho sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý, đóng gói phù hợp với người nông dân.
3.3.3.2. Những đề xuất Marketing:
a). Sản phẩm:
Sản phẩm nếu có thể sản xuất được với dạng bột mịn, có thể hòa tan dễ dàng trong nước hoặc dưới dạng lỏng sẽ dễ dàng được những người chăn nuôi chấp nhận hơn. Ngoài ra, nếu có thể thương lượng trực tiếp với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước để đưa prebiotic vào từ ngay khâu sản xuất thì nông dân sẽ dễ sử dụng hơn.
Trọng lượng bao thức ăn bổ sung là 1 kg, 15 kg và 25 kg để người dùng có thể lựa chọn được khối lượng phù hợp nhu cầu của mình.
Giá bán sản phẩm nên vào khoảng từ 70.000 đồng đến dưới 150.000 đồng cho 1 kg thức ăn bổ sung. Không nên bán giá quá cao vì người tiêu dùng khó tiếp cận với sản phẩm. Ngược lại nếu giá bán quá thấp sẽ làm người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng.
Thay vì dùng hình thức giảm giá cho người nông dân thì nhà sản xuất nên dành phần chiết khấu cao hơn cho nhà phân phối, các đại lý bán thức ăn gia súc vì đây là những người ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua của người nông dân.
c). Phân phối:
Sản phẩm này không thể phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng được vì tâm lý ngại dùng sản phẩm mới. Họ chỉ tin tưởng vào các đại lý thức ăn gia súc – thường là hàng xóm, láng giềng lâu năm của họ. Vì vậy, muốn đưa sản phẩm đến tay người nông dân thì phải thông qua các đại lý bán thức ăn chăn nuôi.
Ngoài ra, còn có cách gián tiếp đưa sản phẩm đến tay người dùng là thông qua công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi để các công ty đưa prebiotic vào ngay từ khâu chế biến.
d). Chiêu thị:
Người nông dân thường không quan tâm nhiều đến các yếu tố khuyến mãi vì vậy nên chiêu thị bằng các dạng quà tặng khác.
3.3.4. Đánh giá nhu cầu thị trường:
3.3.4.1. Nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi:
a). Đối với heo:
Tùy theo từng giai đoạn như heo sữa, heo trưởng thành, heo vào giai đoạn đẻ… mà có lượng thức ăn khác nhau. Đôi khi nông dân cũng cho heo ăn tùy vào giá thị trường. Ví dụ như vào giai đoạn heo được giá như thời điểm gần tết thì nông dân thúc cho heo mau lớn, cho ăn nhiều để tăng trọng lượng nhanh. Ngược lại, vào giai đoạn đang có các bệnh dịch như tai xanh…thì nông dân chỉ nuôi heo cầm chừng, cho ăn ít để heo lớn chậm, đợi hết dịch sẽ bán ra sau. Thực tế là nhiều người chăn nuôi không nắm rõ được số heo đang có trong trại vì lượng heo xuất chuồng, heo mới đẻ…không ngừng thay đổi. Vì vậy, lượng thức ăn mà nông dân cần không cố định, trung bình 230 kg/ con trong 3 tháng. • Đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhu cầu thức ăn cần vào khoảng:
230kg/3 tháng đến khoảng 276.000 kg/ 3 tháng cho khoảng dưới 1.200 con. • Đối với hộ chăn nuôi với qui mô vừa, nhu cầu thức ăn cần vào khoảng: 276.000 kg/3 tháng đến khoảng 230.000.000 kg/3 tháng cho khoảng từ 1.200 con đến 10.000 con.
• Đối với hộ chăn nuôi với qui mô lớn, nhu cầu thức ăn cần vào khoảng trên 230.000.000 kg (230.000 tấn) trong 3 tháng cho khoảng trên 10.000 con.
b). Đối với gà: cũng tương tự như trên, lượng thức ăn cần vào khoảng như sau:
9 Gà Tam Hoàng: 2,5 kg/ con trong 60 tuần
9 Gà trắng: 1,9 Kg/ con trong 42 tuần
Như vậy, nhu cầu thức ăn chăn nuôi cho các hộ, trại chăn nuôi với qui mô nhỏ như sau:
Gà Tam hoàng: dưới 25.000kg ( 25 tấn) trong 60 tuần Gà trắng: dưới 19.000 kg (19 tấn) trong 42 tuần Nhu cầu thức ăn chăn nuôi ở các trại với qui mô vừa:
Gà Tam hoàng: từ 25.000 kg đến dưới 125.000 kg (125 tấn) trong 60 tuần Gà trắng: từ 19.000 kg (19 tấn) đến dưới 950.000 kg (950 tấn) trong 42 tuần. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi gà ở các trại qui mô lớn:
Gà Tam hoàng: trên 125 tấn/trại trong 60 tuân Gà trắng: trên 950 tấn/ trại trong 42 tuần
3.3.4.2. Nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi bổ sung :
Kết quả phân tích ở mục 3.3.2 (bảng trả lời các câu 2 và câu 12) và mục 3.3.4.1 ở phần trên cho thấy qui mô chăn nuôi chủ yếu là qui mô nhỏ và tỉ lệ người tiêu dùng chấp nhận sử dụng thử sản phẩm là 72,3%. Như vậy với tỉ lệ phối trộn là 1% thì khả năng tiêu thụ thức ăn bổ sung như sau:
- Thức ăn bổ sung cho chăn nuôi heo: từ 1,7kg (230 x 72% x 1%) đến 1.987kg (276.000 x 72% x 10%) /3tháng;
- Thức ăn bổ sung cho chăn nuôi gà: từ 137kg (19.000 x 72% x 1%) đến 180kg (25.000 x 72% x 10%)/năm.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2011 3.4. Sản xuất sản phẩm: - Số lượng: 1000kg - Quy trình sản xuất: Bã cơm dừa Làm sạch
Tiêu chuẩn hoá nguyên liệu Xử lý enzym (0,3%); độ ẩm (70%) Lên men ở nhiệt độ phòng (300C) trong 6 ngày
Sấy tầng sôi (300C/20 phút) Ép Sản phẩm 1
(Prebio-D)
Xơ thô Sản phẩm 2 (Prebio-L)
Hoàn thiện sản phẩm, đóng gói
3Hình 3.1: Sơđồ qui trình kỹ thuật sản xuất prebiotic từ bã cơm dừa
Bảng Bảng 3.10: Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Mức chất lượng Chỉ tiêu Phương pháp phân tích Sản phẩm của dự án Sản phẩm BIO-MOS (Alltech Inc.) Hàm lượng glucomannoprotein (% chất khô, g/g) Kessler and Nickerson, 1959 60,4 > 25 Hàm lượng aflatoxin B1, B2, G1, G2 (ppb) AOAC 2010 (991.31) Không phát hiện * -
* Cơ quan kiểm nghiệm: Trung Tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3)
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng glucomannoprotein trong sản phẩm (60,4%) đạt yêu cầu về kỹ thuật so với sản phẩm thương mại cùng loại nhập khẩu BIO-MOS của công ty Alltech (không nhỏ hơn 25%).
Kết quả kiểm tra độc chất sinh học cho thấy không phát hiện aflatoxin chứng tỏ sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo qui định nhà nước hiện hành (Quyết định 90/2006/QĐ-BNN ngày 2/10/2006).
- Giá thành sản phẩm: bảng 3.11.
Bảng 3.11: Bảng tính giá thành sản phẩmBảng
Tên sản phẩm: chất tiền sinh (prebiotic) dùng trong chăn nuôi Đơn vị sản phẩm: kg. Số lượng sản phẩm hoàn thành: 1000
Khoản mục Chi phí sản xuất (VNĐ)
1/. Biến phí:
Nguyên vật liệu 31.000.000
Công cụ, dụng cụ 1.000.000
Nhân công trực tiếp 9.000.000
Dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại 1.000.000
Thuê mặt bằng 1.000.000
Chi phí bán hàng 6.000.000
2/. Định phí:
Khấu hao thiết bị 6.000.000
Chi phí quản lý xưởng sản xuất 5.000.000
Tổng giá thành 60.000.000 Giá thành đơn vị 60.000
- Sử dụng sản phẩm: đơn vị nhận tiêu thụ sản phẩm là Công ty TNHH TM SX Tân Chánh Phát (Phụ lục). 3.5. Phân tích tài chính: Bảng 3.12. Bảng 3.12: Các chỉ số tài chính của dự án Chỉ tiêu Công thức tính Kết quả tính
1/. Thời gian hoàn
vốn T = L·irßng KhÊu hao t− Çu § vèn Tæng + 1,3 năm (1) 2/. Điểm hoà vốn Q0 = F / s - v 216kg (2) 3/. Giá trị hiện tại
thuần
n
NPV = ∑ (Tk - Vk) x (1 + i)-n
k = 1
39.625.059 đ (3)
4/. Tỉ suất lợi nhuận nội bộ
IRR = i1 + (i2 – i1) x NPV1
NPV1 + ׀NPV2׀
25% (4)
5/. Chỉ số sinh lời PI = PVDT / PVCP 1,49
1/. Vốn đầu tư thiết bị mới: 60.000.000đ.
Khấu hao TSCĐ 10%/năm: 6.000.000đ. Giá bán đơn vị sản phẩm (s): 100.000đ.
Giá thành đơn vị sản phẩm: 60.000đ.
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: 1.000kg/năm.
Lãi ròng (Pn) = S – V – F = 100.000.000đ – 49.000.000đ – 11.000.000đ = 40.000.000đ. S: tổng doanh thu V: tổng biến phí F: tổng định phí 2/. Q0: sản lượng hòa vốn Định phí sản xuất (F): 11.000.000đ (bảng 10). Biến phí đơn vị (v): 49.000đ (bảng 10). 3/. n = 4. i = 0,12 (12%).
4/. i1: chiết khấu để có NPV1 > 0. i2: chiết khấu để có NPV2 < 0.
5/. PVDT : giá trị hiện tại của doanh thu bán 1.000kg sản phẩm.
PVCP: giá trị hiện tại của chi phí sản xuất và tiêu thụ 1.000kg sản phẩm. Kết quả tính toán trong bảng cho thấy dự án có tính khả thi về kinh tế. Với số vốn đầu tư mua sắm thiết bị mới là 60 triệu đồng và sản lượng tiêu thụ đạt 1000kg/năm thì thời gian hoàn vốn là 1,3 năm (1 năm + 4 tháng); sản lượng hoà vốn là 216kg; hiện giá lợi nhuận thuần sau khi thu hồi vốn là 39.625.059đ; tỉ suất lợi nhuận nội bộ là 25%; chỉ số sinh lời đạt 1,49.
3.6. Tiếp thị sản phẩm, quảng bá công nghệđể thị trường hoá kết quả:
Các hình thức tiếp thị đã thực hiện:
- Phát tờ rơi: đã thiết kế, in và phát tờ rơi với số lượng 5.000 tờ.
- Tham gia các hội chợ và sự kiện giới thiệu sản phẩm và công nghệ mới: • Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm dừa tổ chức tại Bến Tre từ ngày 15-21 tháng 1 năm 2010.
• Sự kiện trình diễn giới thiệu công nghệ mới tổ chức tại Tp Hồ Chí Minh ngày 1-2 tháng 12 năm 2011.
- Tổ chức hội thảo: đã tổ chức được 1 buổi hội thảo với chủ đề: Giới thiệu sản phẩm mới prebiotic dùng trong chăn nuôi, qui trình sản xuất và các kết quả nghiên cứu ứng dụng. Kết quả là đã có được 1 đề nghị chuyển giao công nghệ và 1 thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm.
- Tiếp thị trên mạng internet: website http://www.alibaba.com
- Tiếp thị trên ấn phẩm: Kỷ Yếu Hoạt động giới thiệu, trưng bày, trình diễn kết nối cung – cầu công nghệ 2011 do Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ - UBND Tp Hồ Chí Minh phát hành năm 2011.
4Hình 3.2: Nguyên liệu bã cơm dừa
5Hình 3.3: Chế phẩm enzym mannanase
8Hình 3.6: Sản phẩm dạng rắn 9Hình 3.5: Dịch ép bã cơm dừa lên men Hình 3.7: Sản phẩm dạng nước 10 Hình 3.8: Thành phẩm Hình 11 Hình 3.7: Sản phẩm dạng nước Hình 12 Hình 3.8: Thành phẩm
Hình 3.9: Máy khuấy trộn Hình 3.10: Máy ép bã cơm dừa
Hình 3.11: Thiết bị sấy tầng sôi
13
Hình 3.12: Thiết bị kiểm định chất lượng sản phẩm
(Máy đo quang phổ UV-VIS)
14
Hình 15 Hình 3.9: Máy khuấy trộn
Hình 16 Hình 3.10: Máy ép bã cơm dừa
Hình 17Hình 3.11: Thiết bị sấy tầng sôi
Hình 18 Hình 3.12: Thiết bị kiểm định chất lượng sản phẩm (Máy đo quang phổ UV-VIS)
B
ày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm
Hình 3.13: Poster quảng cáo sản phẩm Hình 3.14: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm Hình 19 Hình 3.13: Poster quảng cáo sản phẩm
Hình 20 Hình 3.14: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm
Hình 21Hình 3.16: Giới thiệu sản phẩm trên mạng internet
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
1/. Đã có quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm tiền sinh học (prebiotic) từ phụ phẩm bã cơm dừa sử dụng làm thức ăn chăn nuôi qui mô 1.000kg sản phẩm/năm.
Các thông số kỹ thuật của qui trình lên men bã cơm dừa được xác định là độ ẩm môi trường lên men 70%, liều lượng NaCl và enzym mannanase xử lý bã cơm dừa lần lượt là 3% và 0,3%, nhiệt độ lên men 300C, thời gian lên men là 6 ngày. Sản phẩm có hàm lượng glucomannoprotein đạt trên 25%.
2/. Đã đào tạo được 2 cán bộ kỹ thuật và 4 công nhân vận hành thiết bị và công nghệ.
3/. Đã sản xuất thử nghiệm 1000kg sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
4/. Đã nghiên cứu thị trường và đề xuất những giải pháp để phát triển và thương mại hóa sản phẩm.
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyên Thảo (2006), “Ảnh hưởng của đường trong thức ăn chăn nuôi”, Báo Nông thôn, số 76.
2. Phạm Thị Thục (2006), “Thức ăn chức năng”, Http://www.tuoitre.com
II. Tài liệu tiếng Anh
3. Balasubramaniam, K. (1976), “Polysaccharides of kernel of maturing and matured coconuts”, Journal of Food Science, 41, pp. 1370-1373. 4. ChemGen Corp. (2002), “Hemicellulase Feed Enzym – Field and Penn
trial data for swine, broilers, ducks, laying hens and turkeys”, Chemgen, U.S.A.
5. Cho, Ki-Haeng; Yoon, Ki-Hong; Kim, Dae-Weon; Oh, Hwa-Gyun; Oh, Young-Phill (2003), Novel Bacillus sp. WL-1 strain producing
mannanase, United States Patent, No. US 2003/0190741 A1.
6. Dekker, R. F. H.; G. N., Richards (1976), “Hemicellulases: their occurrence, purification, properties and mode of action”, Adv.
Carbohyd. Chem. Biochem. 32, pp. 277-352.
7. Grizard D., Barthomeuf C. (1999), “Non-digestible oligosaccharides used as prebiotic agents: mode of production and beneficial effects on animal and human health”, Reprod. Nutr. Dev., 39, pp. 563-588.
8. Ma, Yan-He; Xue, Yan-Fen (2003), “Gene encoding beta-mannanase, enzyme preparation and uses thereof”, United States Patent, No. US 2003/0215812 A1.
9. Macfarlane GT, Cummings JH (1999), “Probiotics and prebiotics: can regulating the activitives of intestinal bacteria benefit health”, West J. Med., 171, pp. 187-191.
10. Mc Cleary, B. V. (1988), “Synthesis of β-D-mannopyranosides for the