Bước 1 : Xây dựng bảng câu hỏi
• Giai đoạn 1 : Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong mô hình lý thuyết về các nghiên cứu về sự hài lòng có liên quan • Giai đoạn 2 : Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của chuyên gia. Phỏng vấn thử 10 người ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi, qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu của họ về bảng câu hỏi và nhu cầu của họ đối với sản phẩm thức ăn bổ sung có chứa prebiotic.
• Giai đoạn 3 : Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi lần cuối, tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức
Bước 2 : Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát
• Kích thước mẫu trung bình là 100 mẫu. Đây tuy không phải là số lượng quá lớn nhưng cũng phần nào đại diện được cho những người có nhu cầu sử dụng thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm và thủy sản
• Trong bảng khảo sát sử dụng nhiều loại thang đo khác nhau để tăng tính phong phú cho bảng khảo sát, đồng thời khai thác được thông tin một cách tốt nhất từ những người tham gia chăn nuôi.
Bước 3 : Gửi phiếu điều tra cho khách hàng.
110 phiếu điều tra được gửi cho khách hàng thông qua các hình thức: đến từng hộ dân phỏng vấn trực tiếp và gởi bảng khảo sát theo địa chỉ email (với 1 số ít các kỹ thuật viên ở trại).
Bước 4: Thu nhận phản hồi từ khách hàng.
Đã có 101 phiếu điều tra được thu nhận trong tổng số 110 phiếu gửi đi (90 phiếu gửi trực tiếp và 11 phiếu gửi qua email). Tỉ lệ phản hồi là: 91,82 %.
Bước 5: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS. Nội dung dữ liệu: Gồm 5 phần
Phần 1: từ câu 1 đến câu 3: phân loại đáp viên Có 3 tiêu chí để phân loại:
1. Theo loại vật nuôi
a. Gia súc như heo, bò… b. Gia cầm như gà, vịt, cút… c. Thủy sản như tôm, cá… 2. Theo qui mô chăn nuôi:
a. Qui mô nhỏ (đối với heo là dưới 1.200 con; đối với gà: nhỏ là dưới 10.000 con)
b. Qui mô vừa (đối với heo vừa là từ 1.200 đến 10.000 con; đối với gà là từ 10.000 đến 50.000 con)
c. Qui mô lớn (đối với heo lớn là trên 10.000 con; đối với gà lớn là trên 50.000 con)
3. Theo vai trò của người chăn nuôi:
a. Chủ hộ (đối với những hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ)
b. Chủ trại (đối với những trang trại nuôi với qui mô vừa và lớn) c. Kỹ thuật chính của trại (là những người chịu trách nhiệm chính
trong việc chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi)
Phần 2: Những vấn đề người nuôi quan tâm khi chăn nuôi và xu hướng lựa chọn thức ăn cho vật nuôi (câu 4, câu 5 và câu 6)
Phần 3: Cách thức sử dụng thức ăn bổ sung hiện tại của người chăn nuôi và mức độ hài lòng về loại thức ăn bổ sung đang sử dụng (câu 7 và câu 8).
Phần 4: Nhận định của người tiêu dùng về prebiotic
Phần 5: Nhu cầu thị trường về loại thức ăn bổ sung có chứa prebiotic (bao gồm khối lượng đóng gói, giá tiền và nhu cầu sử dụng của người chăn nuôi).
Bước 6: Mã hóa dữ liệu:
Sau khi thu thập được số lượng mẫu thích hợp, sử dụng công cụ SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu và kết quả chi tiết được trình bày ở phần tiếp theo.