của Trung ương
Văn bản của Đảng:
1. Nghị quyết số 17-NQ/TW, ngày 01/8/2007 của Ban Chấp hành
Trung ương (Tại Hội nghị lần thứ 5 Khóa X của đảng) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
2. Kết luận số 82-KL/TW, ngày 16/8/2010 của Bộ Chính trị về Cải cách thủ tục hành chính trong Đảng.
3. Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Kết luận Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
Các văn bản trên đã nêu rõ nhu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong các cơ quan Đảng cần được tiếp tục cụ thể hóa, trước hết là đối với những thủ tục liên quan đến Đảng viên. Cải cách hành chính phải được tiếp tục thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, phải được tiến hành trên cơ sở
các nghị quyết và nguyên tắc của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng.
Văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
1. Chỉ thị số 07/CT-TTg, ngày 22/5/2013 của Thủ tưởng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020.
2. Chỉ thị số 13/CT-TTg, ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp
trong công tác cải cách thủtục hành chính.
3. Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính.
4. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, ngày 8/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát Thủ tục hành chính.
5. Nghị quyết 39/NQ-CP, ngày 14/10/2010 của Chính phủ về triển khai xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn
2011 – 2020.
6. Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 8/11/2011 của Chính phủ về Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. (gọi tắt là Nghị quyết số 30c/NQ-CP).
7. Nghị quyết số 76/NQ-CP, ngày 13/6/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 8/11/2011 của Chính phủ về Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn
8. Nghị quyết 36a/NQ-CP, ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
9. Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/03/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
10. Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020
(gọi tắt là Quyết định số 225/QĐ-TTg).
Các Văn bản đã đưa ra công tác triển khai kế hoạch cải cách thủ tục hành chính và nêu rõ nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn
2011-2020 [2] như sau:
Một là, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, cập nhật và duy
trì cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
Hai là, cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bồ từng cơ quan hành chính nhà nước;
Ba là, cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;
Bốn là, đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình
xây dựng thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân;
Năm là, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về
các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
1.3.2. Văn bản pháp lý về công tác cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- Quyết định số 7028/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2019.
- Quyết định số 6677/QĐ-UBND ngày 25/9/2017 của UBND Thành phố về ban hành Chỉ số đánh giákết quả cải cách hành chính (CCHC) của các Sở và cơ quan ngang Sở, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020 và Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 17/9/2018 của UBND Thành phố về việc triển khai xác định Chỉ số CCHC năm 2018 của
các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã…
- Quyết định số 7028/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2019.
Căn cứ vào các văn bản pháp lý đã được UBND thành phố Hà Nội ban
hành, UBND huyện Phú Xuyên ban hành quyết định số 254/QD-UBND về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2019 của huyện Phú Xuyên nhằm tiếp tục triển khai toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả các nội dung CCHC theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ.
1.4. Sự cần thiết khách quan của việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
Giải quyết các TTHC là một trong những lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm,
thực tế cho thấy không riêng gì huyện Phú Xuyên, Hà Nội mà tại nhiều địa phương khác trong cả nước việc giải quyết các TTHC luôn gặp nhiều khó
khăn phức tạp và thường gây nhiều khiếu kiện, tranh cãi. Huyện Phú Xuyên là
huyện có vị trí ngay gần Trung tâm Thành phố Hà Nội, có diện tích rộng, có nhiều làng nghề, nhiều cụm công nghiệp đang được hình thành phát triển và là
một trong những huyện có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của thành phố
và của cả nước nên có thể nói, tính bức xúc của việc đẩy mạnh cải cách TTHC nói chung là hết sức cần thiết, không chỉ nhìn từ khía cạnh kinh tế, tức
là tiết kiệm tiền của, là xây dựng môi trường pháp lý để các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư yên tâm làm ăn, phát triển; không chỉ nhìn từ khía cạnh xã
hội, tức là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Hơn thế, nó còn xuất phát từ việc sắp xếp, tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiện đại; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa; góp phần bài trừ tệ quan liêu, cửa quyền, hối lộ, làm trong sạch bộ máy quản lý tại UBND huyện.
1.5. Phạm vi giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Thực hiện thông tư số 01/2018/TT-VPCP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục
hành chính, lãnh đạo UBND huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND niêm yết công khai các bộ TTHC (bao gồm: nội quy, quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, công khai thẩm quyền, thời hạn giải quyết, thành phần hồ sơ, lệ phí, căn cứ pháp lý của từng thủ tục hành chính...).
Đến quý 4 năm 2019, số TTHC thực hiện ở cấp huyện là 339 thủ tục. Trong đó, bộ danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện thuộc 14 lĩnh vực: Nội vụ: 37 thủ tục; Thanh tra: 05 thủ tục; Lao động, Thương binh và Xã hội: 137 thủ tục; Y tế: 06 thủ tục; Nông nghiệp: 08 thủ tục; Đăng ký kinh doanh: 10 thủ tục; Công thương: 13 thủ tục; Văn hóa thông tin: 15 thủ tục; Tài nguyên và môi trường: 04 thủ tục; Giáo dục và Đào tạo: 34 thủ tục; Quản lý đô thị: 09 thủ tục; Kế hoạch đầu tư: 36 thủ tục, Tư pháp: 17
thủ tục; Đất đai: 08 thủ tục.
- Trình tự thực hiện
- Cách thức thực hiện
- Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thời hạn giải quyết
- Đối tượng TTHC
- Cơ quan thực hiện TTHC
- Kết quả thực hiện TTHC - Lệ phí (nếu có)
- Mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
- Căn cứ pháp lý của TTHC
Trong đó, các lĩnh vực đang áp dụng thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông bao gồm 5 lĩnh vực:
- Lĩnh vực đất đai
- Lĩnh vực quản lý đô thị
- Lĩnh vực đăng ký kinh doanh
- Lĩnh vực tư pháp
- Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội
UBND huyện Phú Xuyên đã xây dựng quy trình giải quyết từng TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc giải quyết các TTHC liên thông đảm bảo cụ thể, rõ ràng và
gắn trách nhiệm, thời gian giải quyết từng nội dung công việc với những đơn vị liên quan.
1.6. Kinh nghiệm thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại một số địa phương trong cả nước cửa liên thông tại một số địa phương trong cả nước
1.6.1. Kinh nghiệm từ cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân các
Trong quá trình đổi mới, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang triển khai mạnh mẽ việc thu hút các chương trình, dự án đầu tư lớn từ nguồn vốn trong nước và nước ngoài, khai thác và phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển Thành phố. Trong quá trình đó, đòi hỏi các cấp uỷ, chính quyền ở Thành phố phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó, đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước là một vấn đề quan trọng.
Từ năm 2011 đến tháng 6/2014, việc thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP tại các cơ quan, đơn vị thuộc các quận đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ
máy tinh gọn, góp phần thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính, đồng thời tăng thu nhập cho cán
bộ công chức; thực hiện quyền tự chủ gắn với trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị và cán bộ công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy
định của pháp luật.
CCHC công trong thời gian qua đã làm tăng tính hiệu quả của chi tiêu công, hạn chế tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, từng bước tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện ngân sách. Các khoản chi ưu tiên cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được bảo đảm; giảm thiểu các khoản chi mang tính bao cấp; các thủ tục cấp phát ngân sách được đơn giản hóa; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính được tăng cường; bội chi ngân sách cơ bản được khốngchế.
Ví dụ, kết quả thực hiện cải cách tài chính công ở UBND quận Tân Bình từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2015 là:
triệu đồng; Tiết kiệm chi quản lý hành chính: 9.050 triệu đồng; Tiết kiệm
trong công tác đấu thầu khoán vệ sinh môi trường: 2.941 triệu đồng; Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP: Kinh phí tiết kiệm: 21.100 triệu đồng (trong đó QLHC 9.050 triệu đồng). Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP:
Tổng số đơn vị sự nghiệp: 73 đơn vị. Trong đó: 62 đơn vị sự nghiệp giáo dục, 2 đơn vị sự nghiệp y tế, 1 thông tin văn hoá thể thao, 1 Nhà thiếu nhi, 07 đơn vị sự nghiệp khác; Tổng số đơn vị đã giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP: loại I là 7 đơn vị, dự toán giao chi thường
xuyên 13.501 triệu đồng; loại II là 65 đơn vị, dự toán giao chi thường xuyên
236.514 triệu đồng. Kết quả thực hiện: Số đơn vị đã xây dựng quy chế chi
tiêu nội bộ: 73 đơn vị (100% so với đơn vị được giao quyền tự chủ); số đơnvị tiết kiệm: 25 đơn vị (đạt tỷ lệ 34,24% so với đơn vị được giao quyền tự chủ). Số kinh phí tiết kiệm được: 12.500 triệu đồng.
Kết quả ước tính thực hiện CCHC công, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí năm 2015: Tiết kiệm trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản: 561 triệu đồng; tiết kiệm chi quản lý hành chính: 5.205 triệu đồng; tiết kiệm trong mua sắm, sử dụng tài sản công: 14.684 triệu đồng; tiết kiệm trong công tác đấu thầu khoán VSMT: 7.044 triệu đồng. Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-
CP, tiết kiệm: 13.038 triệu đồng. Kinh nghiệm của các quận ở thành phố Hồ Chí Minh đến nay (thời điểm năm 2020) vẫn phát huy giá trị và khẳng định tính hiệu quả của các giải pháp này.
1.6.2. Kinh nghiệm từ cải cách thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân
quận Long Biên, thành phố Hà Nội
UBND quận Long Biên, thành phố Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu về triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại thành phố Hà Nội. Ngay từ đầu năm 2004 UBND quận đã chính thức cho hoạt động mô hình một cửa và đến 2006 nâng lên một bước trong cải cách TTHC bằng cơ chế
một cửa liên thông. Hiệu quả của việc áp dụng giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông tại UBND quận Long Biên là không thể phủ nhận, hiện cấp độ giải quyết TTHC tại UBND quận đang đạt ở mức độ 3 (cổng thông tin điện tử của UBND quận cho phép người dùng điền trực tuyến vào các mẫu đơn, hồ sơ, và gửi lại trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ sau khi điền xong tới cơ quan và người thụ lý hồ sơ. Các giao dịch trong quá trình thụ lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện qua mạng).
Sau khi triển khai cải cách TTHC theo cơ chế một cửa và một cửa liên
thông; hoạt động của Trung tâm một cửa liên thông đã đi vào nề nếp, bước đầu đã giải quyết nhanh, gọn, thuận tiện với TTHC ở một số lĩnh vực đã đảm bảo đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra. Thời gian giải quyết các TTHC đối với yêu cầu của một lượt khách hàng
được rút ngắn, đặc biệt là về lĩnh vực đất đai, các kiến nghị, yêu cầu hướng dẫn trình tự thủ tục được giải quyết kịp thời, tại chỗ theo tinh thần công khai,
bình đẳng góp phần giảm thiểu được thời gian và công sức đi lại của người dân. Hiện nay UBND quận vẫn đang tiếp tục CCTTHC, được thực hiện trên nhiều lĩnh vực và nhiều giải pháp, trong đó điểm mới sáng tạo đáng lưu ý như
phát động phong trào thi đua “Cuộc thi sáng kiến cải cách giải quyết các TTHC”
1.6.3. Kinh nghiệm từ cải cách thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Quận Hải Châu – Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu