Trong những năm vừa qua, thế giới ngày càng phát triển đã gây nên những
tác động xấu đến môi trường, làm cho môi trường ngày càng biến đổi sâu sắc, rộng lớn, bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa sự sống còn của hành tinh chúng ta. Vì vậy, vấn đề môi trường và phát triển đã trở thành vấn đề hết sức cấp bách của xã hội ngày nay, cụ thểnhư sau:
Thứ nhất là: QLNN về môi trường nhằm làm cho môi trường sống của con
người và sinh vật trong lành theo mục tiêu, mục đích nhà nước quy định. Quản
lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ
thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các mục tiêu chủ yếu của quản lý môi trường bao gồm khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người. Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý
môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ, thích ứng với từng ngành, từng địa
phương và cộng đồng dân cư. Tính thống nhất của hệ thống tự nhiên, con
người và xã hội đòi hỏi việc giải quyết vấn đềmôi trường và thực hiện công tác quản lý môi trường phải toàn diện và hệ thống. Chính con người là tác nhân chủ yếu phá vỡ tất yếu khách quan, sự thống nhất giữa tự nhiên, con người và xã hội.
Thứ hai là: Môi trường xuống cấp thì các thành quả về phát triển kinh tế không còn ý nghĩa. Nếu môi trường ô nhiễm, bệnh tật tràn lan, bạo lực phổ
biến, sức khoẻ giảm sút, rủi ro bất ổn thường trực thì có nghĩa là sự phát triển của đất nước đang bịđe doạ. Vai trò nhận thức của Nhà nước và người dân đặc biệt quan trọng. Khi nhân dân nghèo đi, thì môi trường càng bị lãng quên, hậu quả môi trường ngày càng xuống cấp, để lại hệ luỵ cho phát triển bền vững sau này. Bởi chỉ có sự nhìn nhận khách quan, trung thực có đủ các giải pháp quyết tâm và tỉnh táo để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Xem xét về sở
hữu tài nguyên và thành phần môi trường chúng ta đều thừa nhận các nguồn tài nguyên và thành phần môi trường thuộc sở hữu nhà nước, chính vì vậy nhà
nước phải thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường.
Thứ ba là: QLNN về môi trường đảm bảo hài hòa sự phát triển hợp tác quốc tế, có một số dạng môi trường mà việc bảo vệ nó không chỉ cần tính thống nhất hoạt động của cả một quốc gia mà đòi hỏi cần có sự thống nhất
hành động của cả khu vực hay toàn cầu ví dụ như việc khai thác nguồn lợi và BVMT biển, lưu vực các con sông chảy qua nhiều quốc gia… Vì vậy chỉ có
chung của khu vực hay toàn cầu để thực hiện các chương trình chung đó. Từ
thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng ở nước ta cũng như trên phạm vi toàn thế giới hiện nay. Các bài học của các quốc gia trên thế giới cũng cho thấy rằng cần phải có hoạt động QLNN về môi trường.
Thứ tư là: Chúng ta cần chống lạm dụng môi trường với mục đích không chính đáng. Thực tế hiện nay, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và
suy thoái, có nơi nghiêm trọng. Việc thi hành pháp luật về môi trường chưa
nghiêm minh. Ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường công cộng chưa trở
thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư. Rừng tiếp tục bị tàn phá nặng nề, khoáng sản bị khai thác bừa bãi. Đất đai bị xói mòn và thoái hoá;
đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển đều bị suy giảm. Nguồn nước mặt
và nước ngầm đang ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt, vùng biển đã bắt đầu bị
ô nhiễm. Nhiều đô thị và khu công nghiệp bị ô nhiễm do nước thải, khí thải, CTR... Điều kiện vệ sinh môi trường ở nông thôn quá thấp kém, tiêu chuẩn an
toàn lao động và an toàn thực phẩm bị vi phạm. Việc gia tăng dân số, việc di dân tự do diễn ra ồạt và không kiểm soát được, việc khai thác có tính chất huỷ
diệt các nguồn lợi sinh vật trên cạn và dưới nước, cung cấp nước sạch, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường... đang là những thách thức gay gắt
đối với nước ta hiện nay.
Các vấn đề môi trường toàn cầu, như biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô- zôn, mực nước biển dâng cao, ô nhiễm xuyên biên giới, suy giảm chất lượng
nước của các dòng sông lớn và các thảm rừng chung biên giới, hiện tượng mưa
a-xít, hiện tượng ElNino... ngày càng ảnh hưởng xấu đến môi trường nước ta. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, Nhà nước vẫn giữ vai trò
quản lý quan trọng. Vai trò ấy được thể hiện chủ yếu ở việc thực hiện các cơ
chế, chính sách, các công cụ kinh tế trực tiếp và gián tiếp nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trường. Trong lĩnh vực QLNN về môi trường, tính tất yếu của quản lý nhà nước thậm chí còn rõ ràng hơn. Theo đó, Nhà nước có thể
kinh tế và xác lập các quyền đối với tài sản nhằm thực hiện tốt quản lý và BVMT.