Đối với Quốc hội, Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 107 - 109)

Xây dựng pháp luật về môi trường ở nước ta cần xuất phát và nằm trong tổng thể các chính sách, định hướng mang tính quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quốc hội cần sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành để

khắc phục tính thiếu nhất quán, không cụ thể, không rõ ràng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực QLNN về môi trường. Ban hành văn

bản mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực BVMT cho đến nay

chưa điều chỉnh. Sửa đổi cơ bản Luật BVMT và các quy định liên quan đến

môi trường trong các ngành luật, chú trọng các yếu tố môi trường trong các ngành luật, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa Luật BVMT và các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh về môi trường, phát huy đồng bộ sức mạnh của các biện pháp được quy định trong luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế

trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đặc biệt là các biện pháp kinh tế để bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và yêu cầu BVMT.

Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả giải pháp luật pháp, chính sách. Cần luật

hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý môi trường ởnước ta và cần có lộ trình luật hóa phù hợp với trình độ quản lý và nhận thức của người dân.

Tiếp tục rà soát một cách toàn diện hệ thống chính sách, pháp luật trên các

lĩnh vực kinh tế - xã hội, bổ sung, hoàn thiện theo hướng hình thành môi

trường chính sách, pháp luật đồng bộ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật BVMT và các luật có liên quan theo hướng

quy định rõ về nguyên tắc, chính sách của Nhà nước, nội dung, công cụ, cơ

chế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chí đánh giá, trách nhiệm BVMT phù hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu, chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình

tăng trưởng. Nghiên cứu xây dựng Bộ Luật môi trường theo hướng thống nhất công tác bảo vệ các thành phần môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu xây dựng Luật Giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải, Luật Không khí sạch, Luật Phục hồi và Cải thiện chất lượng môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên, xây dựng hệ thống pháp luật, quy trình, quy chuẩn, hướng dẫn thực hiện phân vùng chức năng sinh thái.

Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam trong đó tập trung vào 3 nhóm nội dung lớn, bao gồm: Nhóm các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường,

nhóm các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng dịch vụ môi trường và nhóm chính sách thành lập một số tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư của

Nhà nước đủ mạnh để giải quyết những vấn đề lớn, bức xúc về môi trường của

đất nước.

Chính phủ cần cam kết trong việc bảo vệ quyền con người về môi trường, cam kết mạnh mẽ từ TW đến địa phương với việc thực hiện quyền con người về môi trường theo cách tiếp cận hệ thống và tổng hợp, quốc gia hóa mục tiêu BVMT và lồng ghép vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình

tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền môi trường, tăng cường

năng lực quản lý và thực hiện các chính sách BVMT.

Ưu tiên các chương trình trọng điểm và phát triển công nghệ thân thiện với

môi trường và chú trọng các giải pháp kỹ thuật quản lý khác. Đầu tư, hỗ trợ

cho nghiên cứu phát triển công nghệ thân thiện môi trường theo hướng ưu tiên ứng dụng thực tế.

Chính phủ, Bộ TN&MT, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng cần có văn bản hướng dẫn

quy định khoảng cách an toàn về môi trường cho riêng ngành môi trường. Hiện nay, khi thẩm định hồsơ hoặc giải quyết khiếu kiện về môi trường, địa phương

chỉ áp dụng quy định khoảng cách an toàn của Bộ Y tế (Quyết định số

3733/2002 ngày 10/10/2002) và của Bộ Xây dựng (Quyết định số 04/2008 ngày 3/4/2008). Tuy vậy, cả hai quyết định này vẫn còn thiếu nhiều loại hình sản xuất nên khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)