TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1.Bối cảnh và quan điểm tăng cườngtổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
3.1.1. Bối cảnh tác động đến việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học về quản lý viên chức giáo dục tiểu học
Việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức xuất phát từ bối cảnh như sau:
Một là, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu
học trong bối cảnh đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Việc chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi yêu cầu rất cao về nguồn nhân lực có năng lực về thị trường, về kinh doanh, về đổi mới và sáng tạo khoa học - công nghệ, sản phẩm mới. Đồng thời đặt ra nhiều vấn đề mới trong phát triển giáo dục – đào tạo nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đối với giáo dục, giải quyết vấn đề cạnh tranh trong giáo dục, thương mại hoá giáo dục, “chạy” thành tích, bằng cấp giả, công bằng giáo dục, phúc lợi xã hội trong giáo dục và dịch vụ giáo dục cũng như sở hữu trí tuệ, thị trường khoa học – công nghệ, đào tạo và sử dụng nhân tài.
Hai là, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu
học trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ.
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc. Tốc độ phát minh khoa học ngày càng gia tăng. Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng rút ngắn. Sự cạnh tranh về công nghệ cao diễn ra quyết liệt. Truyền thông về khoa học - công nghệ diễn ra sôi động. Nhiều tri thức và công nghệ mới ra đời đòi hỏi quá trình giáo dục phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, suốt đời để người lao động có thể thích nghi được với những biến đổi mới của khoa học - công nghệ. Giáo dục - đào tạo phải được "chuẩn hoá", "hiện đại hoá", và hội nhập quốc tế. Việc tổ chức thực hiện pháp luật quản lý viên chức giáo dục tiểu học bên cạnh việc cập nhật, ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu thời đại.
Ba là, nền hành chính nước ta đang chuyển từ mô hình hành chính
truyền thống sang mô hình quản lý công mới, xây dựng nền hành chính phát triển và phục vụ, trong đó công dân là “khách hàng”. Ngoài chức năng quản lý xã hội, nền hành chính nhà nước còn có chức năng cung cấp dịch vụ công cho người dân các đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị trực tiếp cung cấp các dịch vụ công và giáo dục là một trong những dịch vụ công quan trọng hiện nay.
Bốn là, sự phát triển của xã hội yêu cầu người dân có quyền tiếp cận và
thụ hưởng các dịch vụ công với chất lượng tốt nhất. Một xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng dịch vụ công của người dân càng cao và họ có quyền tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ đó. Việc xây dựng và nâng cao chất lượng viên chức ngành giáo dục nói chung và viên chức giáo dục tiểu học nói riênglà điều kiện cần thiết để đáp ứng mong muốn của xã hội, một xã hội phát triển văn minh, tuân thủ pháp luật.
Năm là, thực trạng chất lượng viên chức ngành giáo dục nói chung và
đức nghề nghiệp và thái độ ứng xử.Việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp